Trong cuộc sống ngày thường, đậu nành vẫn đang là thực phẩm được dùng để chế biến trong nhiều món ăn. Từ sữa đậu nành đến đậu hủ, tàu hủ, bột đậu nành... Đây không chỉ là thực phẩm ngon trong việc chế biến món ăn mà còn là một trong những thực phẩm có công dụng chữa bệnh, phòng bệnh rất tốt. Bênh cạch đó, đậu nành cũng có một số mối nguy hại cho sức khỏe con người bởi cách chế biến không đúng mà ít ai biết đến. Nhận thức được các mặt lợi hại cũng như biết các chế biến đối với đậu nành sẽ giúp cn người có được một dược phẩm tuyệt vời.
Công dụng tuyệt vời của đậu nành:
1. Ngừa vú, điều trị chứng mãn kinh ở phụ nữ.
Một cuộc khảo sát của các nhà khoa học thuộc Đại học Georgetown (Mỹ) cho thấy bổ sung đậu nành ở mức độ vừa phải giúp giảm nguy cơ bị vú. Theo Hiệp hội Mỹ, dùng 3 khẩu phần đậu nành mỗi ngày đem lại nhiều ích lợi cho phụ nữ có nguy cơ hoặc có tiền sử gia đình mắc bệnh vú.
Trong hạt đậu nành có isoflarm còn gọi là estrogen thực vật (phytoestrogen); hoạt chất này góp phần làm cân bằng hormon ở phụ nữ mãn kinh, cải thiện rõ rệt các triệu chứng khác của tuổi mãn kinh như: bốc hỏa, đổ mồ hôi đêm, trầm cảm, khô âm đạo…
2. Tác dụng tốt cho tim mạch:
Theo một cuộc khảo sát, nếu con người có thể bổ sung 20-133g protein từ đậu nành mỗi ngày vào cơ thể sẽ giúp giảm 7-10% hàm lượng cholesterol xấu trong cơ thể. Giám đốc dinh dưỡng tại Viện Nghiên cứu Irving, Wahida Karmally đã nói “Dùng đậu nành là một phần của chế độ dinh dưỡng giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim”.
Đậu nành và các chất chiết từ đậu nành có tác dụng giảm huyết áp tâm trương, giảm cholesterol toàn phần, giảm cholesterol xấu, ngăn chặn sự tiến triển của các mãng xơ vữa, cải thiện tính đàn hồi của động mạch. Do đó, ở Mỹ, cơ quan quản lý thực phẩm và thuốc (FDA) từ năm 1999 đã cho phép dùng đậu nành để làm giảm nguy cơ động mạch vành.
3. Tác dụng đối với da
Uống sữa đậu nành hay ăn các thức ăn từ đậu nành không chỉ tốt cho sức khỏe mà còn giúp cản thiện làn da của con người. Đặc biệt, dầu chiết xuất từ đậu nành là một phương thuốc tốt cho triệu chứng rạn da ở cơ thể người, nhất là phụ nữ. Chỉ cần thường xuyên bôi dầu đậu nành lên vùng da bị rạn, các vết rạn sẽ được làm mờ từ từ. Dầu đậu nành có thể sử dụng cho tác dụng gần với kem trị rạn da Mederma Stretch Marks.
4. Tác dụng tốt cho xương khớp, giúp chuyển hoá xương.
Nghiên cứu cho thấy rằng dùng Protein đậu nành, đặc biệt là Isoflavones có thể có tác động tốt lên độ đậm khoáng trong xương ở những phụ nữ lớn tuổi, giúp xương chắc khỏe, chống giòn xương, gãy xương.
Các mối nguy hại từ đậu nành:
Ngoài những tác dụng vô cùng to lớn của đậu nành thì loại thực phẩm này cũng tìm ẩn nhiều mối nguy hiểm mà ít người biết đến.
- Dùng đậu nành trong thời gian dài với số lượng nhiều có thể gây một số phản ứng phụ như táo bón, đầy hơi, buồn nôn, tăng huyết áp, nổi mẩn ngứa ở một số người.
- Đậu nành có lượng phytic acids cao, thường có ở vỏ hạt làm cản trở sự hấp thu các chất khoáng rất quan trọng cho cơ thể như: calcium, mangesium, sắt, kẽm qua ruột.
- Trong thời kỳ mang thai và đang cho con bú, các bà mẹ chỉ nên sử dụng ít và dùng khi thấy cần thiết. Nếu dùng nhiều đậu nành khi mang thai có thể nguy hiểm đến sự phát triển của thai nhi. Các nghiên cứu mới đây đã chứng minh rằng, do đậu nành có chứa nhiều genistein là một hormone thiên nhiên có nguồn gốc thực vật có thể tương tranh với estrogen trong cơ thể người phụ nữ, có thể là nguyên nhân gây sẩy thai hoặc vô sinh. Nó còn gây rối loạn chu kỳ kinh nguyệt và khó thụ thai.
- Trẻ con sử dụng quá nhiều sữa đậu nành thay thế cho sữa có thể dẫn đến tình trạng khiếm khuyết dinh dưỡng do không đủ chất bổ.
- Những bệnh nhân bị sỏi thận, bàng quang nên tránh ăn đậu nành. Những người bệnh suy giáp cũng không sử dụng đậu nành vì sẽ làm bệnh xấu hơn. Người bệnh hen suyễn, viêm mũi dị ứng sẽ dễ tăng nguy cơ dị ứng với đậu nành, nhất là lớp vỏ đậu.