icon
Tin tức

Chăm sóc trẻ có thể chất yếu

Thứ 6, ngày 16/08/2013 08:56:27
Mang nặng chín tháng mười ngày, rồi trải qua cuộc vượt cạn khó khăn, đau đớn để được làm mẹ là niềm vui và hạnh phúc của mỗi bà mẹ chúng ta. Những đứa trẻ sinh ra được khỏe mạnh bình thường là điềm may mắn của mẹ
Chăm sóc trẻ có thể chất yếu

Mang nặng chín tháng mười ngày, rồi trải qua cuộc vượt cạn khó khăn, đau đớn để được làm mẹ là niềm vui và hạnh phúc của mỗi bà mẹ chúng ta. Những đứa trẻ sinh ra được khỏe mạnh bình thường là điềm may mắn của mẹ. Tuy nhiên, cũng không ít đứa trẻ được sinh non, sinh thiếu tháng, cân nặng không đủ, còi xương... làm mẹ rất khó khăn trong việc nuôi dưỡng.

Trẻ sinh non, sinh thiếu tháng, thiếu ký hay còi xương, suy dinh dưỡng chắc chắn có một sự phát triển không hoàn thiện về thể chất và tinh thần. Trẻ em rơi vào các trường hợp trên thường dễ bị suy hô hấp, hệ miễn dịch yếu nên dễ bị nhiễm trùng, khó tiêu hoá và hấp thu kém..., tiếp đến các các nguy cơ khác như dễ bị tim bẩm sinh, các bệnh về dạ dày, võng mạc, một số trẻ sinh non sau này còn có nguy cơ rối loạn hành vi...

 

Chăm sóc trẻ có thể chất yếu

 

Chăm sóc trẻ sinh non, sinh thiếu tháng, suy dinh dưỡng, nhẹ cân không phải là việc dễ dàng, nhưng cũng không phải là không làm được. Chỉ cần các mẹ nắm được nguồn kiến thức căn bản, các kinh nghiệm cũng như sự yêu thương con trọn vẹn thì có thể khắc phục được thể chất cũng như trí não của trẻ.

Một số phương pháp chăm sóc tốt cho trẻ sinh non, sinh thiếu tháng, thiếu ký hay còi xương, suy dinh dưỡng dưới đây có thể sẽ giúp các mẹ phần nào tự tin hơn trong việc chăm sóc con.

- Đảm bảo cho bé bú đủ sữa mẹ trong 6 tháng đầu đời, lượng sữa bú phải gấp 3 lần so với trẻ bình thường. Đồng thời, cho trẻ dùng thêm sữa công thức, các loại thực phẩm chức năng để tăng cường bổ sung dinh dưỡng nuôi dưỡng cơ thể cho trẻ. Các mẹ có thể chọn loại sữa bột Similac Expert Care Neosure-loại sữa được khuyến cáo là tốt cho trẻ trong các trường hợp trên.

 

Chăm sóc trẻ có thể chất yếu

 

- Giảm thiểu thời gian cách ly giữa mẹ và trẻ. Thời gian này trẻ cần có hơi ấm của mẹ rất nhiều.

- Chia nhỏ thời gian trong mỗi bữa ăn, mỗi cử cách nhau 1-2 tiếng, cho trẻ ăn chậm, cho ăn nhiều cữ với lượng nhỏ thay vì ăn một cữ lượng nhiều. Cụ thể là: mỗi lần bé thực hiện động tác hút, mút sữa từ ti mẹ chỉ nên diễn ra trong khoảng 1 phút, trong đó thời gian thực sự để sữa chảy ra từ đầu ti mẹ vào khoang miệng bé kéo dài khoảng 10 giây, sau đó nên ngừng lại rồi mới cho bé mút sữa tiếp. Làm như vậy sẽ giúp bé giảm thiểu nguy cơ nôn, trớ sữa và giảm áp lực lên cơ quan hô hấp.

- Khi chăm sóc ở nhà: Không nên tắm hàng ngày vì da bé dễ bị khô. Giữ sạch, hấp hoặc ủi, khử trùng đối với tã lót trước khi sử dụng. Có thể tắm cho bé 1-2 lần trong tuần, đặc biệt là khi trời lạnh cần lưu ý giữ ấm.

 

Chăm sóc trẻ có thể chất yếu

 

- Tắm nắng cho bé để bé tận hưởng nguồn vitamin D từ ánh sáng mặt trời là việc cần thiết mà các mẹ cần phải làm. Thời gian tốt nhất để tắm nắng là trước 9h sáng, tắm khoảng 10-15 phút mỗi lần là được.

- Cần theo dõi sát các biểu hiện của trẻ hằng ngày như: Nhịp thở, màu sắc da, tiêu hóa (số lượng ăn trong ngày, dịch nôn, mầu dịch nôn, số lần ỉa, tính chất phân, bụng trướng hay không, thóp, thân nhiệt, cân nặng). Có vậy mới nắm được sức khỏe trẻ có bình thường hay không.

 

Chăm sóc trẻ có thể chất yếu Chăm sóc trẻ có thể chất yếu
5 out of 5 based on 166 user ratings.