Những tác dụng tuyệt vời từ sữa đậu nành
Chống lão hóa
Sữa đậu nành chứa một lượng không nhỏ chất Genistein giúp kéo dài quá trình lão hóa của các tế bào trong cơ thể. Mỗi tễ bào đều có một tuổi thọ nhất định, đặc biệt là tế bào trên làn da của bạn. Việc uống sữa điều độ sẽ đem tới làn da trắng và tươi trẻ cho các chị em.
Chống loãng xương
Các chị em vào tuổi tiền mãn kinh rất dễ lâm vào tình trạng loãng xương do bị giảm nồng độ estrogen trong máu và thiếu hụt can-xi. Các nghiên cứu cho thấy, sử dụng protein đậu nành giúp xương chắc khỏe, tránh tình trạng loãng xương và giảm tỷ lệ gãy xương.
Giảm mỡ bụng
Mỡ thừa tại bụng sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tin, tiểu đường và thừa cân. Các nghiên cứu cho thấy việc uống một ly sữa đậu nành mỗi ngày sẽ giúp giảm bớt lượng mỡ thừa nguy hiểm này. Sau 3 tháng kiên trì uống sữa, chắc chắn bạn sẽ nhận thấy tác dụng của chúng lên vùng bụng.
Chống
đã và đang trở thành mối lo sợ của các chị em phụ nữ. Để phòng chống các bệnh dễ mắc phải như vú, cổ tử cung, tuyến giáp, bạn nên uống sữa đậu nành thường xuyên. Protease Bowman- Birk có trông chất đạm của đậu nành có thể ức chế sự khởi phát của các tế bào .
Cải thiện vòng một
Sữa đậu nành quả thực là cứu tinh cho các cô nàng sở hữu vòng một “khiêm tốn”. Vòng một không phát triển là do sự thiếu hụt estrogen. Đậu nành chứa một lượng lớn estrogen nên chúng có công dụng rất lớn trong việc kích thích phát triển vòng một.
Làm đẹp cho tóc
Thành phần cấu tạo chủ yếu của tóc là protein. Không thể phủ nhận, đậu nành chứa lượng protein rất lớn và bổ dưỡng. Chính vì vậy, uống sữa đậu nành mỗi ngày sẽ giúp mái tóc chắc khỏe hơn. Đặc biệt, chúng sẽ giúp tóc mỏng và thưa trở nên dày dặn, óng ả hơn.
Trắng da
Phụ nữ Nhật đã dùng loại sữa này để thoa lên những vùng da sậm màu để làm sáng da. Bạn hãy thoa sữa lên mặt và mát-xa trong vòng 15 phút, sau đó rửa lại bằng nước ấm. Phương pháp này giúp cung cấp độ ẩm và làm da sáng nhanh chóng.
Những điều cần lưu ý khi sử dụng sữa đậu nành
Tránh uống quá nhiều
Uống sữa đậu nành quá nhiều dễ gây ra khó tiêu, đầy hơi, tiêu chảy do các chất dinh dưỡng trong sữa đậu nành không đựợc hấp thu hết, ảnh hưởng không tốt đến tiêu hóa. Đối với người lớn, không nên uống quá 500ml/ngày.
Không uống sữa đậu nành với trứng
Theo thói quen, nhiều người thích cho trứng vào sữa đậu nành, và nghĩ rằng nó có nhiều dinh dưỡng. Tuy nhiên, một thói quen như vậy là không khoa học. Bởi vì trong sữa đậu nành có một chất đặc biệt gọi là trypsin, khi kết hợp với protein trong lòng trắng trứng sẽ dẫn đến làm giảm giá trị dinh dưỡng.
Không uống sữa đậu nành chưa nấu chín
Sữa đậu nành chưa nấu chín có hại cho sức khỏe của cơ thể con người. Điều này là bởi vì nó có chứa hai loại chất độc hại, nó sẽ dẫn đến các rối loạn chuyển hóa protein và là nguyê nhân gây kích thích cho đường tiêu hóa, dẫn đến các triệu chứng ngộ độc. Cách để ngăn chặn nguy cơ ngộ độc là đun sôi sữa ở nhiệt độ cao dưới 100 độ C.
Không dùng đường nâu trong sữa đậu nành
Thêm một số đường nâu vào sữa đậu nành có thể làm cho nó có mùi vị ngọt ngào và thơm. Tuy nhiên, đường nâu có chứa một số axit hữu cơ, nó sẽ kết hợp với protein trong sữa và sản xuất một số chất, nó sẽ phá hủy các chất dinh dưỡng có trong sữa đậu nành.
Không ủ sữa đậu nành trong bình giữ nhiệt
Không nên cho sữa đậu nành vào các loại bình, phích giữ nhiệt vì vi khuẩn rất dễ phát triển trong sữa đậu nành ở nhiệt độ ấm. Ngoài ra, sau 3 đến 4 giờ, sữa đậu nành sẽ bị biến chất và không thể sử dụng được nữa, nó ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa của cơ thể.
Không uống sữa đậu nành khi đói
Nếu bạn uống sữa đậu nành khi đói, hầu hết các protein sẽ thay đổi thành nhiệt và sẽ được tiêu thụ trong cơ thể, có thể không phát huy tác dụng thuốc bổ. Bạn có thể ăn một số loại thực phẩm giàu tinh bột khi uống sữa, chẳng hạn như bánh mì, bánh ngọt bánh mì hấp… Do đó, dưới tác động của tinh bột, protein hoàn toàn có thể phản ứng với dịch dạ dày và làm cho các chất dinh dưỡng được hấp thụ hoàn toàn bởi cơ thể.
Ngoài ra, đậu nành chưa nấu chín có chứa một số chất không có lợi cho cơ thể như saponin hormone và lectin… Do đó, tốt nhất chỉ uống sữa đậu nành khi đã nấu chín và những người uống sữa đậu nành thường xuyên nên bổ sung thêm nguyên tố vi lượng kẽm để tránh thiếu chất
Trong trường hợp bạn bị nhức đầu tắc nghẽn đường hô hấp, và các triệu chứng khác sau khi uống sữa đậu nành, bạn phải ngay lập tức phải khám và tư vấn bác sĩ để được điều trị kịp thời.
Một số loại thuốc đặc biệt như thuốc kháng sinh chứa chất tetracycline, erythromycine có tác dụng phân hủy chất dinh dưỡng trong sữa đậu nành. Do đó, không nên uống kháng sinh trên cùng lúc với sữa đậu nành. Đặc biệt những người bị bệnh gút, di tinh, tiểu đêm … không nên uống sữa đậu nạnh.