Tuyệt chiêu phòng chống bệnh xương khớp là gì?
Nguyên nhân gây đau khớp
Nguyên nhân chính dẫn đến bệnh viêm đau xương khớp là lớp sụn ở khớp xương bị thoái hóa và ăn mòn, thiếu chất nhờn ở các khớp xương, điều này tạo nên đau nhức các khớp xương khi cử động hoặc vận động.
Khi tuổi càng cao thì các tế bào bị suy thoái, ảnh hưởng nhất là các tế bào ở đầu khớp xương để tạo chất sụn và chất nhờn ở đầu khớp xương (sụn ở khớp xương được cấu tạo như một lớp đệm giữa hai đầu khớp xương để tránh va chạm khi cử động, còn chất nhờn ở trong khớp xương giúp cho trơn trượt dễ dàng khi chúng ta cử động).
Những người lao động nặng về thể chất lúc còn trẻ, bị tai nạn gãy xương, dập xương như đụng xe, ngã té, bong gân hoặc thiếu dinh dưỡng cũng dễ đưa tới tình trạng đau khớp.
Bệnh viêm đau xương khớp là lớp sụn ở khớp xương bị thoái hóa và ăn mòn
Triệu chứng của các bệnh đau khớp
Triệu chứng thường gặp nhất ở bệnh đau khớp, dạng thấp là viên đa khớp, diễn biến kéo dài. Bệnh nhân không chỉ bị đau, sưng tấy các khớp tay, chân mà người bệnh còn bị viêm nhiều khớp khác trên cơ thể. Các khớp viêm bị sưng, nóng, đỏ, đau, khó cử động.
Tình trạng khớp bị cứng, khó cử động thể hiện rõ nhất vào sáng sớm và có thể kéo dài hàng giờ. Cùng với các triệu chứng tại khớp là hiện tượng toàn thân như sốt, mệt mỏi, người xanh xao, gầy sút.
Bệnh dạng thấp diễn biến theo từng đợt. Ở giai đoạn đầu, khi khớp mới bị sưng nóng nếu được phát hiện sớm và chữa trị tích cực, đúng cách, bệnh có thể diễn biến tốt. Nếu bệnh đã chuyển sang giai đoạn hai, xuất hiện tổn thương ở sụn khớp và đầu xương, người bệnh có nguy cơ bị biến dạng khớp, dính khớp, cứng khớp và mất khả năng vận động.
Bệnh gối - bệnh rất phổ biến hiện nay
Cách phòng chống hiệu quả các bệnh xương khớp
Chế độ sinh hoạt
Tập thể dục mỗi ngày là phương pháp hữu hiệu để giúp các khớp xương hoạt động trơn tru, giảm bớt co cứng cơ, tránh hiện tượng dính khớp. Xoa bóp vùng bị tổn thương giúp cho phục hồi nhanh hơn. Có thể áp dụng các bài tập thể dục trị liệu hay tập bơi, chơi cầu lông, bóng bàn, đi bộ nhẹ nhàng vào buổi sáng, tối.
Tập thể dục hàng ngày để xương khớp khỏe mạnh
- Cần có chế độ làm việc và nghỉ ngơi hợp lý. Không nên làm việc quá sức chịu đựng của các khớp, gây biến dạng khớp.
Chế độ ăn uống
- Ăn nhiều các thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, giàu axit béo omega-3 có trong thịt, cá, trứng, sữa, tôm, dầu ô liu có tác dụng ngăn chặn phản ứng của hệ miễn dịch gây ra chứng đau khớp.
- Bổ sung thực phẩm giàu vitamin C, D, E và beta-caroten có nhiều trong rau, củ, quả như ổi, dâu tây, cà chua, cà rốt, bí đỏ, các loại rau xanh và đậu tương, giá đỗ, vừng lạc, mầm lúa mạch. Có tác dụng giảm đau, chống viêm, làm chậm sự tiến triển của bệnh.
- Uống đủ 2 lít nước lọc mỗi ngày.
Ngoài ra, mỗi ngày bạn nên uống thêm 2 viên Schiff Calcium để bổ sung canxi cần thiết cho sức khỏe xương khớp của mình.
Uống 2 viên Schiff Calcium để bổ sung canxi
Để trị dứt điểm nỗi đau bệnh khớp, bạn cần phải có chiến lược kết hợp một chế độ ăn uống lành mạnh và sinh hoạt hợp lý. Hãy xóa tan nỗi lo bệnh khớp với những cách trên, bạn nhé.
Thanh Mai (Tổng hợp)