Ở tháng nhứ 5, thai nhi đã hình thành gần như đầy đủ các bộ phận cơ thể khác nhau, lúc này vóc dáng của mẹ cũng đã thay đổi. Giai đoạn này thai nhi rất cần nhiều chất dinh dưỡng cho kịp đà phát triển. Do đó, chế độ ăn uống của mẹ cần có sự điều chỉnh hơn so với những tháng đầu tiên.Vậy bà bầu mang thai tháng thứ 5 nên ăn gì?
Bà bầu mang thai tháng thứ 5 nên ăn gì?
Những thay đổi mang thai tháng thứ 5
1. Đối với mẹ: Giai đoạn mang thai tháng thứ 5 bà bầu có những dấu hiệu thay đổi khá lớn, tử cung to ra nên làm cho bụng dưới cũng nhô ra; chiều cao của đáy tử cung đã ngang với rốn. Ngực, mông đều nở ra; lớp mỡ dưới da dày lên, thể trọng tăng, bụng và ngực bắt đầu lớn hơn bắt đầu xuất hiện các vết rạn nứt. Bên cạnh đó, mẹ sẽ cảm thấy nhức mỏi, đau lưng và dần mệt mỏi hơi vì thai ngày càng lớn. Giai đoạn này các bà mẹ cùng thèm ăn và muốn ăn nhiều thứ khiến các ông chồng vô cùng khó khăn.
Những thay đổi về vóc dáng của bà bầu mang thái tháng thứ 5
2. Đối với thai nhi: giai đoạn này thai nhi có sự phát triển về các bộ phận cơ thể nhưng mẹ chưa thể cảm nhận được sự thay đổi này. Nhưng mẹ sẽ cảm nhận được số lần thai nhi bắt đầu đạp mạnh vào bụng mẹ nhiều hơn và mạnh hơn từ thời điểm mang thai tháng thứ 5 này trở đi. Nên mẹ cần cung cấp đủ dinh dưỡng cho bé phát triển hoàn thiện.
Bà bầu mang thai tháng thứ 5 nên ăn gì?
1. Cung cấp đủ sữa cho bà bầu
Trong thời kì mang thai tháng thứ 5, bà bầu cần bổ sung một lượng dinh dưỡng và canxi để cho bé phát triển đồng đều. Uống sữa là điều cần thiết đối với cơ thể, đặc biệt đối với bà bầu là không thể thiếu vì trong sữa còn hỗ trợ cơ thể bà bầu bổ sung một số chất như DHA, ARA, omega3, omega6… giúp não bộ bé phát triển toàn diện. Lựa chọn loại sữa nào tốt cho bà bầu? Trên thị trường có rất nhiều loại sữa bột cho bà bầu lựa chọn như: Friso Gold Mum, sữa XO, Similac Mom, Nuti Enplus, Ensure…Một số bà bầu tháng thứ 5 rất kén ăn, nên việc uống sữa cũng rất khó, nếu trường hợp các bà mẹ không thể uống được sữa bột thì có thể dùng sữa tươi đã qua triệt trùng, sữa đậu nành,… hoặc phụ nữ mang thai tháng thứ 5 không uống được sữa thì có thể sử dụng các thực phẩm giàu canxi ngoài sữa để thay thế.
Sữa là nguồn dinh dưỡng cần thiết cho mẹ và bé
2. Ăn nhiều thực phẩm có vitamin
Với chức năng tăng sức đề kháng cho mẹ, giúp mẹ ngăn ngừa mắc bệnh, cảm cúm,… đồng thời giúp quá trình hấp thu canxi đầy đủ cho việc xương bé phát triển chắc khỏe, Vitamin là chất cần được bổ sung nhiều cho bà bầu mang thia tháng thứ 5. Các loại vitamin sẽ giúp thai nhi hấp thụ nhanh và phòng chống những bệnh tật thường mắc phải. Do đó, trong thực đơn bữa ăn hằng ngày, mẹ nên bổ sung Vitamin có nhiều trong các loại thực phẩm hằng ngày, vì thế mẹ bầu cần bổ sung đầy đủ vitamin đủ lượng vitamin bà bầu tháng thứ 5 nên ăn các thực phẩm như rau xanh, trái cây, gan lợn, giò heo, các loại hạt, rong biển, tôm…
Các loại Vitamin tăng sức đề kháng cho bà bầu mang thái tháng thứ 5 và thai nhi
Những điều cần lưu ý cho bà bầu mang thai tháng thứ 5
1. Vào thời điểm này, âm đạo thường ra nhiều dịch và khí hư, vì vậy mà các bà bầu cần vệ sinh sạch sẽ phía ngoài âm đạo, cần rửa và thay băng vệ sinh để cho phần vùng kín được sạch sẽ và an toàn và cần duy trì việc khám thai theo từng tuần đều đặn. Ngoài ra , bà bầu phải chú ý nghỉ ngơi đầy đủ và ăn uống đủ bữa để giữ sức khỏe và tinh thần thoải mái nhằm không ảnh hưởng đến thai nhi bên trong.
Nên gặp bác sỹ nếu có dấu hiệu bất thường
2. Việc ăn uống cũng cần kiểm soát chặt chẽ, nên ăn gì và không ăn gì khi mang thai tháng thứ 5. Không nên ăn quá mặn, các món ăn vừa ăn, không quá ngọt hoặc quá chua, nhằm tránh nguy cơ bị tiểu đường, tăng huyết áo, gây rối loạn đường tiêu hóa sẽ ảnh hưởng lớn đến quá trình phát triển của thai nhi. Đồng thời, hạn chế việc ăn dầu mỡ, vệ sinh an toàn cho thực phẩm tránh trường hợp ngộ độc thức ăn. Bà bầu có thể tìm hiểu thêm ý khiến bác sỹ để chọn lựa thức ăn phù hợp và phong phú hơn. Điều đáng quan tâm ở đây là bà bầu mang thai tháng thứ 5 thì thường dễ bị đau bụng và chảy máu, gặp tình trạng này nên đưa ngay đến bệnh viện để tránh trường hợp việc sinh non.
3. Mặc dù thai nhi nặng nề và to hơn nhưng không vì thế mà lười vận động nhé. Những hoạt động nhẹ nhàng như đi bộ, tập vài động tác thể dục, massge và quan sát hơi thở cho đều đặn sẽ là những bước cơ bản quan trong cho việc sinh con diễn ra dễ dàng hơn sau này.
Bà bầu mang thai tháng thứ 5 nên tập những động tác nhẹ nhàng
Làm gì với những triệu chứng thường gặp khi mang thai tháng thứ 5
1. Khó thở: thường gặp do những nguyên nhân như nằm sai tư thế, vào những nơi đông người, môi trường sống ô nhiễm. Bà bầu không cần phải lo lắng quá nhiều cho hiện tượng khó thở, bạn có thể đến bác sĩ, và cảm thấy cần thiết thì phụ nữ mang thai có thể thử máu xem có bị thiếu máu hay không.
Nếu có dấu hiệu khó thở kéo dài nên gặp bác sỹ tư vấn
2. Ngứa: bà bầu tháng thứ 5 nên ăn nhiều món giàu vitamin B. Hỏi bác sĩ khi đã điều trị khi mà các triệu chứng không hết.
3. Tăng dịch tiết âm đạo: Đây là hiện tượng bình thường, cứ ăn uống đều đặn và phụ hợp. Tuy nhiên, nếu dịch tiết quá nhiều, có mùi hôi hoặc ngứa hoặc máu thì phải báo bác sĩ.
4. Ợ nóng: Hiểu biết về tháng thứ 5 bà bầu nên ăn gì (thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất) và bà bầu không nên ăn gì (khi mang thai không nên ăn quá no, uống rượu và ăn đồ cay). Duỗi thẳng hai tay lên đầu để giảm bớt triệu chứng. Ngoài ra, bạn có thể hỏi bác sĩ để biết loại thuốc kháng axit nào phù hợp cho bạn.
5. Nghẹt mũi và chảy máu cam: Có thể nhỏ mũi để bớt nghẹt mũi. Cân bằng lại chế độ dinh dưỡng, ăn những thức ăn giàu vitamin mà không quá mát để hạn chế chảy máu cam. Khi mang thai không nên ăn quá nhiều một thứ gì đó dù tốt hay cảm thấy thích để tránh phản tác dụng.
Nên có chế độ nghỉ ngơi hợp lý cho bà bầu mang thai tháng thứ 5
Lựa chọn thực phẩm giàu canxi, cung cấp đủ vitamin cho bà bầu mang thai tháng thứ 5 đòi hỏi luôn vệ sinh, an toàn và phù hợp bởi việc ăn uống của bà bầu liên quan mật thiết đến sức khỏe của thai nhi bên trong. Bà bầu mang thai tháng thứ 5 nên ăn gì hết sức quan trọng, hi vọng bài chia sẻ nhỏ này sẽ giúp các mẹ có thêm kinh nghiệm trong quá trình mang thai.