Các yếu tố dẫn đến các vấn đề về tim mạch có khá nhiều, từ các yếu tố di truyền tự nhiên đến các yếu tố ảnh hưởng từ các sinh hoạt đời sống. Bao gồm:
Di truyền
Nếu trong gia đình có tiền sử bệnh tim mạch trước tuổi 55, thì đời con cháu sẽ có nguy cơ mắc bệnh tim mạch nhiều hơn bình thường. Ngoài ra, các bệnh di truyền khác như cao huyết áp, tiểu đường và béo phì cũng có thể được di truyền cho đời con cháu, và đó cũng là một trong những yếu tố dẫn đến hậu quả tim mạch cao.
Giới tính
Nam giới có nguy cơ bị đau tim nhiều hơn phụ nữ. Tuy nhiên ở phụ nữ ở thời kỳ mãn kinh, nguy cơ sẽ tăng cao hơn và sau tuổi 65, nguy cơ mắc bệnh tim mạch ở nam giới và phụ nữ là như nhau.
Tuổi tác
Tuổi già là một trong những yếu tố nguy cơ của bệnh tim mạch. Càng lớn tuổi, hoạt động của tim càng kém hiệu quà. Thành tim dày lên, các động mạch cứng lại khiến cho quá trình bơm máu cũng trở nên khó khăn, đó là lý do vì sao nguy cơ mắc bệnh tim mạch gia tăng theo tuổi.
Béo phì và thừa cân
Việc thừa cân sẽ góp phần gia tăng tổng mức cholesterol trong máu, đồng thời mang đến nguy cơ huyết áp cao và bệnh mạch vành. Nếu ở cấp độ béo phì, lượng cholesterol sẽ tăng vọt, huyết áp đặc biệt cao và kéo theo bệnh tiểu đường. Trong nhiều trường hợp, chứng béo phì chịu trách nhiệm cho hầu hết các bệnh tật liên đới, trong đó đa phần là bệnh tim mạch. Có thể nói béo phì là một yếu tố nguy cơ mang đến nhiều yếu tố có thể gây ra bệnh tim mạch.
Căng thẳng
Căng thẳng với hoóc môn về tâm thần căng thẳng như cortisone, làm tăng lượng đường trong máu. Căng thẳng cũng liên quan đến bệnh huyết áp cao.
Nghiện nicotin
Nghiên cứu cho thấy hút thuốc làm tăng nhịp tim, thắt chặt các động mạch lớn và làm cho nhịp tim bất thường, có thể dẫn đến loạn nhịp tim...khiến hoạt động của tim kém hiệu quả và trở nên khó khăn hơn. Việc hút thuốc cũng làm tăng huyết áp và tăng nguy cơ đột quỵ ở những người đã có sẵn chứng huyết áp cao.
Ngoài nicotine, các hóa chất khác có trong khói thuốc như carbon monoxide cũng có hại cho tim. Những chất này dẫn đến tích tụ mảng bám trong động mạch, ảnh hưởng đến cholesterol và mức fibrinogen – một yếu tố làm đông máu, điều này khiến cho nguy cơ đông máu tăng và có thể dẫn đến đau tim.
Thiếu ngủ
Các nhà nghiên cứu từ Đại học Y khoa Jichi, Tochigi, Nhật Bản đã tổng kết lại trong báo cáo Archives of Internal Medicine cho biết: Những người ngủ ít hơn 7,5 giờ mỗi ngày có nguy cơ cao mắc các bệnh về tim mạch.
Thiếu vận động thể chất
Những người lười vận động hoặc ít có cơ hội vận động thể chất sẽ có nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao hơn những người thường xuyên tập thể dục. Việc hoạt động và tập luyện sẽ đốt cháy calo, giúp kiểm soát mức cholesterol và bệnh tiểu đường đồng thời có thể hạ huyết áp. Tập thể dục cũng tăng cường sự dẻo dai cho cơ tim và làm cho các động mạch linh hoạt hơn. Những người tích cực đốt cháy 500-3500 calo mỗi tuần bằng cách tập thể dục hoặc các hình thức vận đông khác thường sống lâu hơn những người không tập thể dục. Ngay cả việc tập thể dục với cường độ trung bình nhưng đều đặn và thường xuyên cũng rất hữu ích.
Uống quá nhiều rượu
Những người uống quá nhiều rượu có xu hướng tăng huyết áp và lượng cholesterol trong máu. Điều này rất nguy hiểm khi huyết áp và cholesterol trong máu cao, lại được kích ứng và tác động của rượu.
Xạ trị
Các nhà khoa học từ Karolinska Institutet, Thụy Điển, trong Tạp chí American College of Cardiology, khi tiến hành xạ trị trong một thời gian nhất định có thể làm tăng nguy cơ bệnh tim mạch sau trong đời.
Chúc bạn luôn khỏe mạnh và hạnh phúc. Bạn hãy thường xuyên truy cập website https://muathuoctot.com để có thêm nhiều thông tin bổ ích về sức khỏe nhé!
Xem thêm | |
6 lọai thuốc giảm cân tốt nhất hiện nay: | thuoc giam can |
Thuốc sinh lý nữ: | gel se khit am dao |
Kem trị sẹo hiệu quả | kem tri seo |
Thuốc trị bệnh xương khớp hiệu quả | thuoc tri benh xuong khop |
Thuốc tăng nội tiết tố nữ: | thuoc tang noi tiet to nu |
Thuốc sinh lý nam: | thuoc sinh ly nam |
Đông trùng hạ thảo: | dong trung ha thao |
Thuốc giảm cân oxy: | oxyelite pro new foluma |
Thuốc uống trắng da: | thuoc uong trang da |
Chia sẽ kinh nghiệm nam giới: | sinh ly nam |