ảnh minh họa
Từ năm 2000 đến 2011, Tiến sĩ Rikke Lund và nhóm cộng sự của bà đã khảo sát 10.000 người trưởng thành trong độ tuổi từ 36 - 52 về các mối quan hệ xã hội hàng ngày của họ, tập trung vào việc ai là người gây stress và xung đột cho họ.
Qua nghiên cứu, cứ 10 người được khảo sát thì có 1 người chia sẻ rằng con cái là mối lo lắng nhất của họ và cứ 20 người thì có 1 người chia sẻ rằng họ thường xuyên tranh cãi với bạn đời hoặc con cái.
Trong thời gian nghiên cứu, 196 phụ nữ (4%) và 226 người nam (6%) qua đời. Gần 50% nguyên nhân của các ca tử vong là do , phần còn lại là do bị mắc bệnh tim, đột quỵ, bệnh gan, tai nạn và tự tử.
Sau khi phân tích dữ liệu này, các nhà nghiên cứu kết luận rằng những lo lắng thường xuyên hoặc những yêu cầu của bạn đời, con cái làm tăng 50-100% nguy cơ tử vong trong số tất cả các nguyên nhân.
Tiến sĩ Rikke Lund cho biết: “Nam giới dễ bị căng thẳng trong cuộc sống hơn so với phụ nữ. Những người đàn ông có mạng lưới bạn bè, người thân ít hơn, điều đó có nghĩa là các stress trong mối quan hệ của họ có ảnh hưởng lớn hơn. Trong khi đó, phụ nữ có mạng lưới người quen biết lớn hơn và dễ chia sẻ những căng thẳng, buồn bực với những người khác hơn”.
Các nhà nghiên cứu cũng chỉ ra rằng thất nghiệp cũng là nguyên nhân gây lên sự căng thẳng trong các mối quan hệ. Những người thất nghiệp thường hay lo lắng hoặc mâu thuẫn với người thân thì có nguy cơ tử vong cao hơn so với những người cũng trải qua căng thẳng tương tự nhưng đã có việc làm.
Với những phát hiện này, các nhà nghiên cứu kết luận rằng các kỹ năng giải quyết mâu thuẫn có thể giúp hạn chế tử vong do căng thẳng trong các mối quan hệ xã hội.
“Điều quan trọng là phải nhận thức được rằng căng thẳng trong các mối quan hệ xã hội sẽ gây ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe của chúng ta. Do đó chúng ta nên nhìn nhận một cách nghiêm túc và tìm cách giải quyết chúng” - Tiến sĩ Rikke Lund nói.
Chúc bạn luôn tươi trẻ và xinh đẹp. Bạn có thể truy cập website https://muathuoctot.com để tìm hiểu những thông tin và sản phẩm bổ ích cho sức khỏe nhé!