icon
Tin tức

Nguyên nhân và cách khắc phục chứng mất ngủ

Thứ 7, ngày 09/11/2013 10:59:24
Cứ vào mỗi đêm, bạn không tài nào nhắm mắt, nằm trăn trở mãi. Có thể bạn đang đang rơi vào tình trạng mất ngủ hay khó ngủ. Vậy nguyên nhân nào gây ra tình trạng này và cách khắc phục ra sao? Cùng muathuoctot.com tìm hiểu ngay!
Cứ vào mỗi đêm, bạn không tài nào nhắm mắt, nằm trăn trở mãi. Có thể bạn đang đang rơi vào tình trạng mất ngủ hay khó ngủ. Vậy nguyên nhân nào gây ra tình trạng này và cách khắc phục ra sao? Cùng muathuoctot.com tìm hiểu ngay!

 

Mất ngủ là gì?

Mất ngủ là tình trạng khó đi vào giấc ngủ hoặc ngủ không sâu giấc – hay thức dậy, khiến bạn cảm thấy mệt mỏi khi tỉnh dây, đầu óc không tập trung vào việc gì. Tình trạng mất ngủ thường gặp chủ yếu ở người có tuổi, những người mệt mỏi, đầu óc căng thẳng… Mặc dù mất ngủ được coi là một bệnh không nghiêm trọng nhưng nếu không chữa trị kịp thời thì nó sẽ ảnh hưởng không ít đến sức khỏe, công việc và đời sống của bạn.

Có rất nhiều nguyên nhân góp phần gây ra chứng mất ngủ, sau đây là những nguyên nhân được coi là phổ biến nhất à bạn nên biết để có một giấc ngủ say nồng nhất.

 

        Nguyên nhân và cách khắc phục chứng mất ngủ

 

Nguyên nhân khiến bạn mất ngủ

Đồ uống caffein

Đồ uống có caffeine như cà phê, trà, cola… được coi là các chất kích thích. Khi bạn tiêu thụ các thực phẩm này, chất caffeine ngấm vào máu trong cơ thể và kích thích hệ thần kinh khiến bạn tỉnh táo hơn. Vì vậy, nếu bạn không muốn mất ngủ thì không nên uống chúng

 

Thức ăn cay

Buổi tối ăn quá nhiều đồ ăn cay sẽ dẫn đến mất ngủ. Người bị nóng tim sau khi ăn đồ ăn cay, sau khi nằm xuống thì bệnh tình càng thêm nặng, ảnh hưởng đến giấc ngủ. Còn nếu bạn đang bị trào ngược axit, bạn càng không nên ăn thức ăn cay vào ban đêm để tránh sự khó chịu trong dạ dày.

 

Pho mát

Bạn có biết ăn một miếng pho mát vào buổi tối có thể khiến bạn “thao thức” cả đêm không? Vì trong pho mát có chứa thành phần có tên là tyrosine – một axit amin được sử dụng để sản xuất dopamine. Dopamine đóng một vai trò rất quan trọng trong não. Nó làm cho não bộ hoạt động nhiều hơn và gây khó khăn để đi vào giấc ngủ.

 

             Nguyên nhân và cách khắc phục chứng mất ngủ

 

Thịt chế biến

Thực phẩm chế biến sẵn có chứa tyrosine sẽ làm cho não sản sinh ra chất dopamine gây hưng phấn cho não bộ. Nếu bạn thường ăn thực phẩm chế biến sẵn như thịt xông khói, xúc xích, lạp xưởng... sẽ khiến bạn mất ngủ và là các loại thực phẩm này là “sát thủ thầm lặng” gây hại cho sức khỏe của bạn. Vì vậy, tốt nhất bạn nên tránh ăn các thực phẩm này để hạn chế những rắc rối cho dạ dày và giấc ngủ của bạn.

 

Thực phẩm chưa nhiều đường

Những thực phẩm chưa nhiều đường như bánh ngọt, sôcôla và các loại bánh kẹo có thể khiến lượng đường trong máu tăng lên, làm tăng năng lượng. Nhưng lượng đường trong cơ thể quá cao lại khiến bạn phải hoạt động nhiều để chuyển hóa chúng. Vì thế,  não cũng phải hoạt động liên tục. Khi mà toàn bộ cơ quan trong cơ thể không được "nghỉ ngơi" thì bạn cũng khó chìm sâu vào giấc ngủ.

 

Thực phẩm có lượng protein cao

Các loại thực phẩm chứa hàm lượng protein cao sẽ khiến cơ thể mất nhiều thời gian để tiêu hóa và do đó nó có thể phá vỡ giấc ngủ chu trình giấc ngủ của bạn.

Ngoài ra, các loại thực phẩm giàu protein thường phát hành ra các axit amin đưa vào máu. Khi lượng axit amin này tăng, chúng nhanh chóng được sử dụng để sản xuất dopamine – chất dẫn truyền thần kinh khiến cho bộ não hoạt động liên tục, gây ra tình trạng mất ngủ.

 

Ăn nhiều thực phẩm nhiều dầu, mỡ

Nếu bạn ăn nhiều thực phẩm chứa dầu mỡ, đặc biệt ăn vào buổi tối, gần giờ đi ngủ, bạn sẽ bắt dạ dày, đường ruột, gan và tuyến tụy phải làm việc căng thẳng hơn về đêm trong khi lẽ ra các cơ quan này phải được nghỉ ngơi. Điều này kích thích thần kinh trung ương, làm cho cơ thể bạn luôn trong trạng thái làm việc, dẫn đến mất ngủ.

 

Trong phòng có quá nhiều ánh sáng

Nếu trong phòng ngủ của bạn quá nhiều ánh sáng sẽ khiến não bộ của bạn hiểu đây là ban ngày và sẽ làm bạn khó ngủ. Những thủ phạm phát ra ánh sáng nhân tạo trong phòng ngủ chính là thiết bị công nghệ, máy tính bảng, tivi... Do đó để có giấc ngủ sâu, trước khi đi ngủ bạn hãy tắt những thiết bị điện tử đó và che các nguồn sáng chiếu vào phòng trước khi đặt lưng xuống giường.

 

      Nguyên nhân và cách khắc phục chứng mất ngủ

 

Tập thể dục sát giờ đi ngủ

Tập thể dục là phương pháp tăng cường sức khỏe, nhưng theo các bác sĩ khuyên mọi người không nên tập thể dục hay đi bộ vào buổi tối, nhất là gần giờ đi ngủ. Vì buổi tối, sau một ngày lao động mệt mỏi, các cơ quan nội tạng cần được nghỉ ngơi. Nếu bạn tập thể dục, vận động tức là đánh thức lại cơ thể và như vậy sẽ gây ra mất ngủ.

 

Cách khắc phục chứng mất ngủ

Đa số người bệnh khi gặp phải triệu chứng mất ngủ đều tìm đến các loại thuốc an thần. Cách này có thể cải thiện ngay lập tức tình trạng mất ngủ nhưng về lâu dài sẽ gây hiện tượng nhờn thuốc, phụ thuộc vào thuốc và gây ra những tổn thương cho hệ thần kinh, và có thể gây trầm cảm. Vì vậy, để cải thiện tốt nhất căn bệnh mất ngủ, người bệnh nên thực hiện các phương pháp tự nhiên, giúp cải thiện và nâng cao dần dần chất lượng cũng như thời gian ngủ như:

- Thường xuyên vệ sinh nơi ngủ sạch sẽ.

- Uống 1 ly sữa nóng trước khi đi ngủ: giúp cung cấp axit amin phenylalanine, tryptophan giúp ngủ tốt.

- Tránh để cho cơ thể rơi vào trạng thái căng thẳng.

- Không ngủ trưa nhiều (ngủ trưa khoảng 15-30 là tốt nhất) để tránh tình trạng tối khó ngủ.

- Duy trì một chế độ ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng cũng là một phương pháp lý tưởng giúp bạn cải thiện cho giấc ngủ của mình. Một bữa ăn cung cấp đầy đủ các vitamin, đặc biệt là vitamin nhóm B, các chất khoáng và axit amin thiết yếu sẽ giúp điều tiết, ổn định giấc ngủ, an thần cho hệ thần kinh, tăng khả năng tập trung, chống mệt mỏi.

- Tập những bài tập yoga, tập thở hoặc ngồi thiền có thể giúp bạn giảm căng thẳng và kết quả là bạn có giấc ngủ yên tĩnh, dễ ngủ và ngủ lâu hơn.

 

Chúc bạn luôn khỏe và hạnh phúc. Bạn hãy thường xuyên truy cập website https://muathuoctot.com để có thêm nhiều thông tin bổ ích về sức khỏe nhé!

 

 

Nguyên nhân và cách khắc phục chứng mất ngủ Nguyên nhân và cách khắc phục chứng mất ngủ
3 out of 5 based on 294 user ratings.