Bệnh loãng xương là hiện tượng tăng phần xốp của xương do giảm số lượng tổ chức xương, giảm trọng lượng trong một đơn vị thể tích mà hậu quả là gãy xương một cách tự nhiên hoặc sau một chấn thương rất nhẹ, đặc biệt là sự lún một hay nhiều đốt sống gây biến dạng cột sống.
Những hiểm họa khôn lường của chứng loãng xương
Loãng xương gây khó khăn trong đi lại
Bệnh loãng xương được ví như những tên ăn cắp vặt, mỗi ngày một chút, chúng “tra tấn” cơ thể bằng cách lấy dần những khoáng chất quý báu trong “ngân hàng” xương của mỗi người. Lúc đầu, thường không có biểu hiện gì, nhưng khi có các dấu hiệu rõ ràng, khối lượng xương thường đã mất tới trên 1/3 (35%).
Chị Phạm Thị Ngọc, (Bắc Ninh) khi đi khám ở bệnh viện Bạch Mai kể lại: “Từ nhiều năm trước, tôi thường bị đau ở xương tay và xương chân nhưng gia định nhiều việc và cứ chủ quan, chỉ nghĩ là do làm việc vất vả chứ không để ý đến hệ xương của mình đang thiếu hụt can-xi. Chỉ đến cách đây hơn 1 năm, hai đầu gối và xương cẳng chân tôi cứ đau buốt, nhức nhối dù xoa bóp bao nhiêu dầu, chườm đủ loại lá mà vẫn không hề giảm đau, đi khám ở bệnh viện Bạch Mai thì được chẩn đoán là loãng xương và thoái hóa khớp, khi đó thì bệnh đã trầm trọng rồi. Giờ thì tôi bị đau nhức toàn thân, đi lại vô cùng khó khăn, thậm chí có lúc không thể đi lại được.”
Cũng như chị Ngọc, khi bị đau nhức ở các khớp xương, chị Đinh Thị Lời (Hưng Yên) chỉ nghĩ mình bị bệnh khớp nên tự mua thuốc giảm đau về uống. Nhưng khi đi khám cô Lời buồn bã: “Đến giờ tôi gần như đã ‘thường trú’ ở bệnh viện này. Đây đã là đợt điều trị thứ ba, tốn kém biết bao nhiêu tiền bạc… Hiện giờ tôi không thể cúi người; các khớp ngón tay bị sưng; đứng lên, ngồi xuống hay đi lại đều phải có người giúp…”
Loãng xương gây nên gãy xương
Gãy xương khi bị những chấn thương nhẹ là hậu quả cuối cùng của bệnh loãng xương. Hiện tượng gãy xương do loãng xương thường gặp ở các vị trí chịu lực của cơ thể như cột sống, thắt lưng và cổ xương đùi. Nhất là các cụ cao tuổi bị trơn ngã trong buồng tắm, chỉ ngã ngồi đập mông xuống sàn nhà thôi, nhưng rất đau không đi đứng được nữa. Khi đến bệnh viện khám, thầy thuốc cho biết đã bị gãy cổ xương đùi, phải mổ và điều trị dài ngày. Hay có những cụ dậy đi tiểu ban đêm, vừa bước xuống giường vướng chân vào màn bị ngã, hoặc khi thay quần áo co một chân lên, còn một chân đứng trụ không vững nên bị ngã ngồi đập mông xuống sàn nhà và cũng bị gãy cổ xương đùi. Và có thể không bao giờ đi lại được nữa.
Với những hệ lụy và biến chứng nguy hiểm của bệnh loãng xương. Việc điều trị bệnh không chỉ bòn rút sức khỏe người bệnh mà còn gây ra gánh nặng kinh tế và những nỗi khổ vô hình khác cho gia đình họ. Vì vậy, hãy phòng bệnh loãng xương ngay từ sớm, đừng đợi đến khi quá muộn để phải chịu những hậu quả đáng tiếc như vậy.”
Cách phòng bệnh loãng xương
Khoa học đã chứng minh, với chứng loãng xương, phòng ngừa trước sẽ hiệu quả hơn là chữa trị. Công việc phòng ngừa gồm 3 điểm chính: Ăn uống cho đủ chất canxi, tập luyện thân thể, và nếu cần thì uống thuốc. Ăn uống đầy dưỡng chất canxi, nhất là từ lúc còn nhỏ. Hiệu quả hấp thu canxi của cơ thể tốt nhất là khi tỉ trọng xương còn tiếp tục gia tăng, nghĩa là trước tuổi ba mươi.
Việc vận động cũng rất quan trọng. Ở phụ nữ, vận động giúp duy trì hoặc làm tăng độ đặc của xương, làm giảm nguy cơ gãy xương hông. Vận động không những khiến xương chắc, các bắp thịt cũng dẻo dai, mạnh mẽ hơn.
Các môn thể dục đặt sức nặng của cơ thể trên xương như: đi bộ, chạy, nhảy, leo bậc thang... đều tốt. Đây là những môn mà mình phải chịu sức nặng của cơ thể trong khi tập nên sẽ làm cho xương cứng cáp thêm. Còn những môn như bơi lội, nằm nhẹ nhàng trên mặt nước, có sức nước đỡ sức nặng của thân thể thì ít làm tăng tỉ trọng của xương.
Ngoài ra bạn cũng nên từ bỏ các thói quen xấu như hút thuốc vì việc đó gây độc cho xương, cũng như độc cho nhiều cơ quan khác, khiến xương rỗng nhanh hơn, dễ gây ra chứng loãng xương.
Chúc bạn luôn khỏe và hạnh phúc. Bạn hãy thường xuyên truy cập website https://muathuoctot.com để có thêm nhiều thông tin bổ ích về sức khỏe nhé!