icon
Tin tức

Bệnh loãng xương và những thông tin cần biết

Thứ 3, ngày 12/11/2013 10:28:16
Loãng xương là hậu quả của sự phá vỡ cân bằng bình thường của hai quá trình tạo xương và hủy xương, quá trình tạo xương suy giảm trong khi quá trình hủy xương tăng, thậm chí vẫn ở mức bình thường.
Loãng xương là hậu quả của sự phá vỡ cân bằng bình thường của hai quá trình tạo xương và hủy xương, quá trình tạo xương suy giảm trong khi quá trình hủy xương tăng, thậm chí vẫn ở mức bình thường. Loãng xương có thể là nguyên nhân gây nên các biến chứng nguy hiểm khác, vì thế người bệnh cần được điều trị kịp thời.

 

Cùng https://muathuoctot.com tìm hiểu những thông tin cơ bản, cần thiết về căn bệnh này nhé!

1. Loãng xương là gì?

Loãng xương là hiện tượng tăng phần xốp của xương do giảm số lượng tổ chức xương, giảm trọng lượng của một đơn vị thể tích, là hậu quả của việc suy giảm các khung protein và lượng calci gắn với các khung này.

 

        Bệnh loãng xương và những thông tin cần biết

 

Dễ hiểu hơn, loãng xương là bệnh lý của hệ thống xương làm giảm tỉ trọng khoáng chất của xương kết hợp với sự hư biến cấu trúc của xương làm cho xương mỏng mảnh và yếu đến mức rất dễ gãy dù bị chấn thương rất nhẹ, thậm chí có thể gãy tự nhiên. Bệnh thường gặp ở người cao tuổi, nhất là nữ giới sau mãn kinh và là nguyên nhân dẫn đến gãy xương, tàn phế nếu không biết cách phòng ngừa.

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), chẩn đoán loãng xương khi mật độ xương theo chỉ số T-score được đo bằng phương pháp DEXA ≤ 2,5.

 

2. Nguyên nhân loãng xương?

- Kém phát triển thể chất từ khi còn nhỏ, đặc biệt là còi xương, suy dinh dưỡng, chế độ ăn thiếu Protid, thiếu Canxi hoặc tỷ lệ Canxi/Phospho trong chế độ ăn không hợp lý, thiếu Vitamin D hoặc cơ thể không hấp thụ được Vitamin D…

- Ít hoạt động thể lực (hoạt động thể lực thường xuyên sẽ giúp cho cơ thể đạt được khối lượng xương cao nhất lúc trưởng thành).

- Sinh đẻ nhiều lần, nuôi con bằng sữa mẹ mà không ăn uống đủ chất đặc biệt là Protid và Canxi để bù đắp lại.

- Bị các bệnh mãn tính đường tiêu hóa (viêm loét dạ dày, viêm ruột mãn tính,…) làm hạn chế hấp thụ Canxi, Vitamin D, Protid…

- Có thói quen sử dụng nhiều rượu, bia, cà phê, nicotin… làm tăng thải Canxi qua đường thận và giảm hấp thụ Canxi ở đường tiêu hóa (thường ở nam giới).

- Thiểu năng các tuyến sinh dục nam và nữ (suy buồng trứng sớm, mãn kinh sớm, cắt buồng trứng, thiểu năng tinh hoàn…).

- Bất động quá lâu ngày do bệnh tật, do nghề nghiệp (những người du hành vũ trụ khi ở trong tàu vũ trụ đi ra ngoài không gian)… vì khi bất động lâu ngày các tế bào hủy xương tăng hoạt tính.

 

            Bệnh loãng xương và những thông tin cần biết

 

- Bị các bệnh nội tiết: cường tuyến giáp, cường tuyến cận giáp, cường tuyến vỏ thượng thận, tiểu đường…

- Bị bệnh suy thận mãn hoặc phải chạy thận nhân tạo lâu ngày gây mất nhiều Canxi qua đường tiết niệu.

- Mắc các bệnh xương khớp mãn tính khác đặc biệt là dạng thấp và thoái hóa khớp.

- Do sử dụng một số thuốc: chống động kinh (Dihydan), thuốc chữa bệnh tiểu đường (Insulin), thuốc chống đông (Heparin) và đặc biệt là các thuốc kháng viêm nhóm Corticosteroid (Corticosteroid một mặt ức chế trực tiếp quá trình tạo xương, mặt khác làm giảm hấp thụ Canxi ở ruột, tăng bài xuất Canxi ở thận và làm tăng quá trình hủy xương).

 

3. Các loại loãng xương

Loãng xương có thể chia thành 2 loại: Loãng xương tiên phát (do tuổi già) và loãng xương thứ phát (do các yếu tố nguy cơ thúc đẩy).

Loãng xương tiên phát:

Đây là tình tranjgl loãng xương do tuổi già, là một tiến trình mang tính quy luật của cơ thể, là một trong những bệnh lý rất thường gặp ở người có tuổi. Loãng xương tiên phát có 2 dạng:

- Loãng xương tiên phát (týp 1): xuất hiện từ trên 5 năm sau tuổi mãn kinh, còn gọi là loãng xương sau mãn kinh. Trong 5-10 năm đầu của thời kỳ mãn kinh, tốc độ mất xương có thể lên đến 2-4% khối lượng xương mỗi năm. Đặc trưng của loãng xương này là sự mất xương chủ yếu ở xương xốp và thường gây ra gãy lún các đốt sống, gãy đầu dưới xương quay. Trong loãng xương sau mãn kinh, ngoài thiếu hụt oestrogen người ta còn thấy giảm tiết hormon cận giáp tăng tiết canxi qua thận, suy giảm hoạt động vitamin D3 dẫn tới giảm hấp thu canxi ở ruột.

- Loãng xương tiên phát (týp 2): liên quan đến tuổi, xuất hiện ở nữ nhiều gấp 2 lần nam, là hậu quả của sự mất xương chậm trong vòng vài chục năm, biểu hiện chính là gãy cổ xương đùi, gãy lún các đốt sống do tổn thương xuất hiện đồng đều trên cả xương đặc (vỏ xương) cũng như xương xốp (bè xương). Loại loãng xương này liên quan tới hai yếu tố quan trọng là giảm hấp thu canxi, giảm chức năng tạo cốt bào, dẫn tới cường cận giáp trạng thứ phát.

Loãng xương thứ phát:

Loãng xương thứ phát là loãng xương do các yếu tố nguy cơ, làm nặng thêm tình trạng loãng xương do tuổi, có thể xảy ra ở người trẻ. Được phát hiện ở cả hai giới và thường là hậu quả của một số bệnh ảnh hưởng tới rối loạn chuyển hóa chất khoáng của xương.

 

4. Biểu hiện khi bị loãng xương

Bệnh này được ví như những tên trộm vặt, mỗi ngày một chút, chúng lấy dần các khoáng chất của bộ xương. Lúc đầu người bệnh không cảm thấy khó chịu vì bệnh diễn biến thầm lặng, không có dấu hiệu nào rõ ràng, có chăng chỉ là một vài triệu chứng đau, nhức, mỏi không cố định, có khi rất mơ hồ, vu vơ ở cột sống lưng, ở dọc các chi, ở các đầu xương… Càng về sau, khi khối lượng khoáng chất bị mất ngày càng nhiều, các triệu chứng đau nhức nêu trên sẽ rõ ràng dần lên, tập trung nhiều hơn ở các vùng xương chịu lực của cơ thể như: hông, thắt lưng, khớp gối. Dưới đây là các triệu chứng thường gặp ở bệnh loãng xương:

- Đau xương: Đau nhức các đầu xương; đau nhức, mỏi dọc các xương dài; đau nhức như châm trích toàn thân; đau tăng về đêm, nghỉ ngơi không hết.

- Đau cột sống, đau như thắt ngang cột sống hoặc lan sang một hoặc hai bên mạn sườn do kích thước các rễ thần kinh liên sườn. Đau cột sống thường kèm theo co cứng các cơ dọc cột sống gây đau, giật cơ khi thay đổi tư thế. Lúc nằm yên, người bệnh thường thấy dễ chịu hơn.

- Gù vẹo cột sống, giảm chiều cao so với lúc trẻ (do các đốt sống bị lún, xẹp hoặc bị gãy lún).

- Các triệu trứng toàn thân thường gặp là luôn có cảm giác lạnh hoặc ớn lạnh, hay bị chuột rút (vọp bẻ), thường ra mồ hôi.

- Thường có kèm theo các bệnh của người có tuổi như: béo bệu, cao huyết áp, bệnh mạch vành, tiểu đường, thoái hóa khớp…

Khi đã có các triệu chứng lâm sàng rõ ràng nêu trên, khối lượng xương của cơ thể thường đã giảm 30%. Lúc này trên phim X-quang thường có thể thấy rõ hiện tượng loãng xương như: xương tăng thấu quang, vỏ xương bị mỏng đi, các đốt sống bị biến dạng (lún xẹp hay gãy lún).

 

 5. Điều trị và phòng bệnh

Điều trị bệnh loãng xương bao gồm những biện pháp như: thuốc chống đau giãn cơ, vận động thể dục thể chất phù hợp (đặc biệt duy trì trọng lượng cơ thể, tập lưng thẳng, tập bụng). Đề phòng té ngã khi đi đứng, chế độ ăn hợp lý, giảm hoặc ngưng các yếu tố nguy cơ, sử dụng nẹp lưng chỉnh hình, sử dụng thuốc điều trị thích hợp.

Thuốc giảm đau chỉ nên dùng khi đau nhiều, nên dùng nhóm non-steroid, không dùng corticoid. Ngoài ra còn có thể bổ sung canxi đường uống, vitamin D2 hoặc D3. Kết hợp dùng nội tiết tố sinh dục:

- Loãng xương tuổi mãn kinh, typ I: cho phối hợp cả oestrogen và progesteron để tránh tai biến tử cung.

- Loãng xương người già, typ II: dùng testosteron  hoặc durabulin (nandrolone phenylpropionat).

Bên cạnh đó, có thể sử dụng các thuốc làm tăng khối lượng xương: thyrocalcitonin (miacalcic, calcitar, calsyn, cibacalcin – là hoạt chất calcitonin cá hồi tổng hợp), biphosphonate; các loại cao xương, cao toàn tính động vật, các loại sữa gầy giàu canxi.

Bệnh nhân cũng cần có một chế độ ăn đảm bảo lượng canxi từ 0,8-1g/ngày, chế độ vận động hợp lý, hạn chế chất kích thích (rượu bia, nicotin…).

Phương pháp vật lý trị liệu để giảm đau, đặc biệt dùng hồng ngoại và tử ngoại để tăng cường hấp thu vitamin D, từ trường để chống loãng xương.

Bệnh nhân cần tăng cường vận động phù hợp với khả năng. Kết hợp uống canxi (0,5-1,5g/ngày) và vitamin D kéo dài; dùng nội tiết tố kéo dài sau tuổi mãn kinh: microfolin (ethinylestradiol), progesteron tùy theo từng thời điểm.     

 

Chúc gia đình bạn luôn khỏe và hạnh phúc. Bạn hãy thường xuyên truy cập website https://muathuoctot.com để có thêm nhiều thông tin bổ ích về sức khỏe nhé!

Bệnh loãng xương và những thông tin cần biết Bệnh loãng xương và những thông tin cần biết
4 out of 5 based on 152 user ratings.