Vì thế, bạn hãy nắm vững những thông tin về bệnh loãng xương để có cách phòng tránh và điều trị kịp thời.
Loãng xương là gì?
Loãng xương (còn được gọi xốp xương hay thưa xương) là một bệnh lý của hệ thống xương làm giảm tỷ trọng khoáng chất của xương (Bone Mineral Density-BMD) hay giảm trọng lượng của một đơn vị thể tích xương, hậu quả của sự suy giảm các protein và các khoáng chất của bộ xương, khiến cho sức chống đỡ và chịu lực của xương giảm đi, xương sẽ trở nên mỏng mảnh, dễ gãy, dễ lún và dễ xẹp, đặc biệt ở các vị trí chịu lực của cơ thể như: cột sống, cổ xương đùi, đầu dưới xương quay... Nói đơn giản hơn loãng xương là tình trạng xương mỏng mảnh và yếu đến mức rất dễ gãy khi bị chấn thương dù rất nhẹ, thậm chí có thể gãy tự nhiên không do chấn thương.
Những ai có nguy cơ mắc bệnh loãng xương?
- Trẻ thiếu cân, thiếu dinh dưỡng canxi. Những trẻ nhỏ bị thiếu cân còi xương lúc nhỏ thì sau lớn lên nguy cơ bị loãng xương càng cao, hoặc những người dành thực đơn chế độ ăn kiêng thiếu canxi trầm trọng cũng khiến tăng nguy cơ bị loãng xương.
- Di truyền. Những gia đình có tiền sử bị mắc bệnh loãng xương thì con cái dễ dàng mắc bệnh loãng xương hơn.
- Xương mỏng và tỷ trọng xương thấp
Nếu khi trẻ tỷ trọng và khối lượng xương của bạn quá thấp thì nguy cơ phát triển chứng loãng xương sẽ càng trầm trọng hơn khi bạn bước vào thời kỳ mãn kinh.
- Bất động quá lâu do bệnh, do nghề nghiệp (du hành vũ trụ).
- Do các bệnh thận: thải nhiều calci, chạy thận nhân tạo.
- Do các bệnh nội tiết: cường vỏ thượng thận, suy tuyến sinh dục, cường giáp trạng.
- Do thuốc: lạm dụng steroid, heparin.
Triệu chứng của bệnh loãng xương
- Đau xương: đau cột sống do xẹp các đốt sống hoặc rối loạn tư thế cột sống.
- Khó thực hiện được các động tác quay lưng, ngửa, cúi… vì thấy đau khi làm động tác đó.
- Gù lưng, chiều cao giảm đi so với lúc trẻ tuổi.
- Dễ gãy xương, thường gặp là gãy đầu trên xương đùi, xương cánh tay, đầu dưới xương cẳng tay, xương sườn, xương chậu và xương cùng.
- Đau dây thần kinh hông.
- Đau các dây thần kinh trên sườn lan ra phía bụng.
- Béo bệu, tăng huyết áp, rối loạn nội tiết, viêm tổ chức dưới da, hư khớp.
Những nguy hiểm cho người mắc bệnh loãng xương
- Xương trở nên mỏng manh, dễ gãy, dễ lún xẹp, ở các vị trí chịu lực của cơ thể như cột sống, cổ xương đùi, xương cẳng tay.
- Xương dễ gãy, chỉ cần một vài lần chạm nhẹ hoặc ngã cũng có thể làm xương gãy nặng, vị trí gãy thường ở cổ xương đùi hoặc xương cổ tay, gây tàn phế, giảm tuổi thọ.
Bí quyết phòng ngừa loãng xương, giúp xương chắc khỏe
- Nên tăng cường thực phẩm bổ dưỡng chứa nhiều canxi và vitamin D như sữa, trứng , pho mát…
- Tập thể dục đều đặn hàng ngày. Đi bộ từ 30-60 phút đặc biệt tốt cho người mắc bệnh loãng xương.
- Tránh hút thuốc và thức uống có cồn vì đây là những tác nhân làm hao hụt nhanh canxi.
- Kiểm tra tình trạng xương định kỳ.
- Nên sử dụng thường xuyên những thực phẩm chức năng có tác dụng giúp xương chắc khỏe.
Hy vọng qua những chia sẻ này, bạn sẽ có thêm kinh nghiệm để có cách phòng tránh và điều trị bệnh loãng xương kịp thời. Chúc bạn luôn khỏe và hạnh phúc.
Bạn hãy thường xuyên truy cập website https://muathuoctot.com để có thêm nhiều thông tin bổ ích về sức khỏe nhé!
Xem thêm | |
Kem xoa bóp trị đau nhức khớp, bong gân | BENGAY |
Thuốc chống mất ngủ hiệu quả | thuoc melatonin |
Thuốc sinh lý nam | thuoc sinh ly nam |
Thuốc bổ sung dinh dưỡng cho người cao tuổi | thuoc centrum |
Thuốc trị bệnh xương khớp | thuoc kirkland |
Thuốc trị xuất tinh sớm | mandelay |
Thuốc Uống đẹp da collagen | collagen enhance |
Thuốc trắng da | thuoc trang da |
Thuốc DHA | prenatal dha |
Collagen enhance | collagen enhance mua o dau |