Mỗi người một kiểu đau, nhưng nhìn chung là đau “bán sống bán chết” nếu sinh thường. Dưới đây, https://muathuoctot.com xin chia sẻ đến các mẹ sắp sinh một vài cách giúp giảm bớt đau đớn trong quá trình chuyển dạ!
1. Thư giãn
Tinh thần thoải mái, bình tĩnh là điều bạn cần nhất lúc này. Bởi đơn giản, nếu bạn sợ đau, bạn sẽ càng căng thẳng; khi bạn căng thẳng thì cơn đau càng tồi tệ hơn và cứ như thế… xoay vòng. Vì thế, hãy thư giãn để cảm giác bớt đau bạn nhé! Dẹp mọi thứ lo lắng còn “lẩn khuất” trong đầu đi và chờ đợi thiên thần nhỏ chào đời là việc bạn cần làm lúc này.
2. Làm xao lãng bản thân
Đối với những người mẹ mang thai lần đầu, cơn chuyển dạ có thể kéo dài 12-14 tiếng đồng hồ. Khi những cơn co thắt bắt đầu, bạn sẽ cảm thấy cơn đau ở lưng hay bụng dưới nhưng bạn nên cô gắng giữ bình tĩnh. Nếu bạn lo lắng ngay từ khi bắt đầu, đếm từng cơn co thắt thì có khả năng bạn càng hoảng sợ hơn. Thay vào đó hãy khiến mình bận rộn cho những hoạt động khác như đi bộ, tắm vòi hoa sen... Bất kỳ điều gì thư giãn cũng có ích cho bạn lúc này.
3. Di chuyển xung quanh
Đi bộ, lắc lư, thay đổi vị trí hoặc ngồi trên một quả bóng cho phụ nữ mang thai có thể giúp bạn dẹp bỏ đau đớn. Đi bộ còn khuyến khích thai nhi lọt đúng xuống khung xương chậu của mẹ. Bạn có thể nhờ sự hỗ trợ của bác sỹ để di chuyển quãng đường gần trong quá trình chờ sinh.
4. Chườm ấm
Chườm ấm giúp giảm căng cơ và hạn chế cơn đau khi chuyển dạ. Thai phụ có thể chườm lưng, háng bằng một túi hạt lúa mỳ (hạt thóc) hoặc một chai nhựa, chứa nước ấm. Túi hạt có thể làm nóng qua lò vi sóng. Chúng sẽ giữ ấm được trong vòng cả giờ đồng hồ hoặc lâu hơn thế. Với chai nhựa chứa nước, có thể bọc chai nhựa qua một chiếc khăn (hoặc miếng vải mềm) trước khi chườm.
5. Thở
Tập thở theo cơn co tử cung:
Khi không có cơn co tử cung: thở bình thường
Khi bắt đầu cơn co:
- Cổ tử cung nở từ 1 - 4 cm: ngồi tư thế thư giãn, thở bình thường bằng hai cánh mũi, miệng ngậm lại.
- Cổ tử cung mở từ 4 - 8 cm: nên nằm thư giãn, có thể nằm nghiêng hay ngửa, thở cạn và nhanh theo cơn co tử cung đến khi cơn co đạt tối đa rồi cơn co sẽ giảm dần, nhịp thở cũng nông và chậm dần đến khi hết cơn co.
- Trước khi có cơn co bắt đầu: hít sâu bằng mũi, thở ra bằng miệng 1 nhịp.
- Bắt đầu có cơn co: thở nhanh và nông.
- Khi hết cơn co: hít thở sâu 2 nhịp.
- Sau đó thở bình thường, nằm thư giãn.
Động tác thở theo cơn co tử cung rất cần cho cuộc chuyển dạ. Để đạt được kết quả tốt, thai phụ cần hết sức bình tĩnh, tập trung tư tưởng theo dõi cơn co để điều chỉnh nhịp thở, nhằm cung cấp đủ oxy cho mẹ và con, giúp thêm sức cho thai phụ rặn tốt khi cổ tử cung nở trọn.
Thở để ức chế cơn mắc rặn:
Khi cổ tử cung chưa nở trọn mà thai phụ lại mắc rặn quá sớm, thì phải biết cách để ức chế cơn mắc rặn, nếu không sẽ gây ảnh hưởng không tốt cho mẹ và con như: Thai nhi bị suy yếu, cổ tử cung phù nề, dãn nở chậm làm cuộc chuyển dạ kéo dài, thậm chí làm rách cổ tử cung và có thể đưa đến vỡ tử cung. Để ức chế cơn mắc rặn, thai phụ thở bằng cách chúm miệng lại như nuốn thổi tắt một ngọn nến đặt trước mặt khoảng từ 20 - 50 cm. Động tác này còn được áp dụmg khi đầu thai nhi đã sổ ra ngoài, người mẹ không được rặn nữa, để bác sĩ tự đỡ em bé ra, nếu người mẹ cứ rặn thêm, có thể sẽ làm tầng sinh môn rách nhiều hơn.
Chúc bạn luôn khỏe và hạnh phúc. Bạn hãy thường xuyên truy cập website https://muathuoctot.com để có thêm nhiều thông tin bổ ích về sức khỏe nhé!