Cây Artichaut
Được thu hoạch lần đầu tiên tại vùng Napoli vào khoảng giữa thế kỷ 15, du nhập vào nước Pháp vào thế kỷ 16. Tên Ả rập gọi là ardi shauk, người Ý gọi là articiocco. Từ thế kỷ 15, Artichaut đã được các người dân Hy lạp, La mã và Ai cập sử dụng như thức ăn và làm thuốc. Người ta sử dụng cả lá tươi, khô, hoa và rễ cây.
Thành phần của Artichaut có chứa hoạt chất cynarin có vị đắng cấu trúc 1-4 dicafein quinic, inulin, tanin, nhiều khoáng tố kali, calci, magiê, natri với tỷ lệ rất cao. Các kết quả nghiên cứu năm 2002 cho thấy trong Artichaut có chứa nhiều chất chống oxy hóa tế bào (antioxydant). Artichaut được sử dụng trong y học để :
|
Artichaut được xem là một thức uống rất tốt và an toàn, có lợi cho sức khỏe. Có thể dùng mỗi ngày ở dạng trà túi lọc, cao lỏng 2-10g, cao mềm hay cao khô 1-2g hòa tan vào nước nóng uống, thuốc viên, ống uống (theo chỉ dẫn của bác sĩ). Hoa, lá, rễ cũng có thể nấu canh ăn mỗi ngày với lượng 100-200g tươi hoặc 20g khô. Cây Chó đẻ răng cưa Còn gọi là Diệp hạ châu, cây Chó đẻ, có thành phần hoạt chất gồm alcaloit, flavonoit, vitamin C. Trong Kinh Vệ Đà của Y học cổ truyền Ấn độ đã ghi tác dụng chính của cây là giải độc và bảo vệ tế bào gan. Những năm sau này nhiều công trình của các nhà khoa học gồm các nước như: Trung quốc, Nhật, Châu Mỹ la tinh, Philippines, Cuba, Nigeria, Guam, Bắc và Tây phi, cũng đã công bố cây chó đẻ chữa bệnh vàng da (jaundice) và viêm gan siêu vi B. Các nghiên cứu trên thực nghiệm của các nhà khoa học trong nước và ngoài nước cũng đã chứng minh cơ chế tác dụng của Chó đẻ chính là ức chế sự sao chép tế bào của vi-rút viêm gan B, không cho vi-rút sinh sản. Giáo sư S. Jayaram và các cộng sự của đại học Madras (Ấn Độ) đã tiến hành thử nghiệm trên 28 người tình nguyện đã bị nhiễm vi-rút viêm gan B, uống liều 250mg chó đẻ từ 1 đến 3 tháng, tỷ lệ người khỏi bệnh là 54,5%. Nếu ly trích hoạt chất và chế ở dạng viên nang 200mg, uống 3 lần trong ngày, sau 15-20 ngày điều trị, tỷ lệ khỏi bệnh là 59%. Cây Dành dành Là một vị thuốc quý, đã được sử dụng từ lâu đời trong Y học cổ truyền. Thuốc được dùng nhiều nhất và cho vị thuốc gọi là "Chi tử". Hoạt chất là một glycosid màu vàng được đặt tên là gardenin, các chất chuyển hóa của gardenosid, acid chlorogenic. Các hoạt chất này giúp làm giảm lượng sắc tố mật trong máu, nên được dùng chữa bệnh hoàng đản (vàng da). Bên cạnh đó, nước sắc dành dành còn có tác dụng kháng sinh đối với một số vi trùng.Liều dùng: 6-12g quả khô bỏ vỏ, dùng sống hoặc sao vàng, giã nhỏ, sắc lấy nước uống. Nghệ Rễ có chứa khoảng 0,3% chất màu curcumin có tác dụng thông mật (cholagogue) giúp co bóp túi mật, và 1-5% tinh dầu gồm có curcumen và paratolylmetyl carbinol. Tinh dầu này có tác dụng kích thích sự bài tiết mật. Kết quả nghiên cứu lâm sàng cho thấy nghệ còn có tác dụng giải độc gan, làm giảm lượng sắc tố mật trong máu và nước tiểu. Cách dùng thường nên dùng tươi nếu muốn để lâu thì hấp chín củ nghệ, phơi khô, tán bột. Mỗi ngày 6-10g bột khô, trộn với mật ong thành viên, hoặc pha trong nước ấm uống. Râu ngô (Râu bắp) Thành phần có chứa nhiều xitosterol, stigmasterol, tinh dầu, saponin, glycosid đắng, vitamin C, vitamin K, nhiều canxi và kali. Khi uống râu bắp thì thấy lượng nước tiểu tăng lên từ 3-5 lần, nó còn làm tăng sự bài tiết mật, làm giảm tỷ trọng mật, lượng bilirubin (một chất còn được gọi là sắc tố mật) trong máu cũng giảm. |
|
Dân gian đã sử dụng râu bắp từ rất lâu để chữa viêm túi mật, viêm gan vàng da do tắc mật, làm thuốc thông tiểu chữa tê thấp, đau thận, sỏi thận. Ngoài ra nhờ hàm lượng vitamin K khá cao nên râu bắp còn có tác dụng cầm máu. Sử dụng mỗi ngày với lượng 10-20g râu bắp cắt nhỏ, đun sôi trong 200ml, uống trong ngày. Xuyên tâm liên Dân gian còn gọi là cây Công cộng, cây Lá đắng, Khô đảm thảo. Cây được gọi là King of bitters (Vua của vị đắng) làmộtloại thảo dượctruyền thống của Trung Quốc, Đông NamÁvà đặc biệt ở Ấn Độ nó đượcsửdụngtrong nhiều thế kỷ. Theo hệ thống y họcAyurvedic, Xuyên tâm liên là loài dược thảo rất bổ ích cho 3 cơ quan đầu não trong cơ thể đó là tim, gan và não. Loài thảo mộc này rất được tôn kính và đánh giá cao trong điều trị các bệnh truyền nhiễm và phòng ngừa rất nhiều bệnh do tác động tăng cường miễn dịch của nó và được xem là thuốc bổ đắng. Xuyên tâm liên chứa một nhóm hoạt chất đắng là andrographolide có tác động như một kháng sinh thực vật, diterpenoid lactone và kalmeghin. Theo Y học cổ truyền nó có vị đắng, tính mát và được xếp vào nhóm thuốc thanh nhiệt giải độc. Sử dụng mỗi ngày 8-12g dạng dịch chiết nước rồi uống, Xuyên tâm liên được chứng minh là có tác dụng kích thích hệ thống miễn dịch và gia tăng hoạt động của hệ miễn dịch bằng hai cách, một là làm tăng lượng kháng thể nhằm chống lại vi khuẩn xâm nhập, hai là sản sinh nhiều tế bào đại thực bào để tiêu diệt vi khuẩn. Xuyên tâm liên kích hoạt cả hai phản ứng, giúp hệ miễn dịch mạnh mẽ hơn để chống lại một loạt các bệnh nhiễm trùng. Hiện nay nhiều nước trên thế giới đã tiến hành sử dụng các chế phẩm được bào chế từ dịch chiết Xuyên tâm liên để điều trị cho các bệnh nhân nhiễm HIV và bệnh AIDS. Trên gan, chất đắng trong Xuyên tâm liên có khả năng chống oxy hóa tế bào, giúp cải tạo các tế bào gan bị xơ và hư tổn do hóa chất, bia rượu, nicotin, tăng cường chức năng thải độc của gan. Là thuốc bổ đắng nên Xuyên tâm liên có khả năng kích thích sự tiết mật từ túi mật nhờ đó tiêu hóa dễ dàng hơn. Xuyên tâm liên còn có thể chữa được các bệnh viêm gan, vàng da, ứ mật, người chán ăn, mệt mỏi, mất ngủ, tiêu chảy do E. coli và nhiễm thương hàn do S. typhae. Cây Cỏ mực Tại Ấn Độ, Cỏ mực được dùng trị hói đầu, nấm lác đồng tiền, thuốc nhuộm tóc và trị gan, lá lách, phù trướng, sưng gan, vàng da và làm thuốc bổ tổng quát. Cây cũng được dùng trị ho, chảy máu miệng, ăn khó tiêu, choáng váng, chữa đau răng, giúp lành vết thương. Khi dùng trị bệnh gan (dùng dạng nước sắc, 100g Cỏ mực sắc lấy 100ml cao) uống 1 muỗng cà phê dạng nước sắc hai lần mỗi ngày. Tác dụng bảo vệ gan được ghi nhận có hoạt tính mạnh hơn khi dùng phối hợp Cỏ mực với cây Chó đẻ và Nghệ theo tỳ lệ 2,5:1,5:1,0. Nồng độ lipid máu và bilirubin trong huyết thanh sụt giảm và trở về mức bình thường. Hỗn hợp trích tinh từ 3 thảo dược trên giúp bảo vệ gan bằng cách giúp điều hòa nồng độ của các men gan có liên hệ đến việc biến dưỡng thuốc nơi ty thể của tế bào gan (theo nghiên cứu được đăng trên tạp chí Journal of Ethnopharmacology Số 70-2000). Trên thực nghiệm người ta không thấy độc tính của cây Cỏ mực. Cây Bồ công anh Theo y học cổ truyền, Bồ công anh có vị đắng, tính mát, tác dụng thanh nhiệt giải độc, lương huyết tán kết, thông sữa, lợi tiểu, được dùng chữa sưng vú, tắc tia sữa, tiểu tiện khó khăn, mụn nhọt đang sưng mủ, đinh râu, bệnh đau dạ dày, đau gan và ăn uống kém tiêu. Bồ công anh rất tốt cho gan mật nhờ vai trò kiểm soát được lượng mỡ vào cơ thể và tăng cường chức năng thải độc của gan, nhờ vậy nó rất có ích cho các bệnh nhân gan mật. Phối hợp với cải xà lách soong chế thành một loại nước ép, kèm chế độ ăn uống kiêng thịt, đường và tinh bột, sẽ rất hiệu quả và giúp cho các cơ quan này hoạt động bình thường, |
|
Các bệnh nhân đau gan, vàng da có thể sử dụng thường xuyên dạng nước ép (50g-100g) hoặc dạng trà được bào chế sẵn (20g khô). Lá, rễ cây Bồ công anh được đem sấy khô, nướng thơm, nghiền thành bột được gọi tên là cà phê Dendelion, là một thức uống có nguồn gốc thảo dược thiên nhiên, hoàn toàn không có tác dụng phụ hoặc gây độc hại cho người dùng. Ở những người có thói quen uống trà hoặc cà phê mỗi ngày, có thể sử dụng trà Dandelion để bảo vệ sức khỏe và phòng ngừa bệnh tật.
Tóm lại, từ xa xưa các loại thảo dược trên đã được ứng dụng trong việc hỗ trợ tăng cường chức năng gan và điều trị các bệnh gan mật. Tuy nhiên bên cạnh việc sử dụng các loại thảo dược, chúng ta cần có một lối sống lành mạnh: không nicotin, hạn chế rượu bia, thường xuyên tập luyện thể dục thể thao… để duy trì một lá gan khỏe mạnh.
(DS. Lê Kim Phụng)