ảnh minh họa
Tuy nhiên, nếu không chăm sóc đúng cách, những biến chứng của bệnh sởi rất nghiêm trọng, thậm chí khiến trẻ bị tử vong.
Dưới đây là hướng dẫn của PGS TS Vũ Nam, Phó Giám đốc Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương, về cách chữa trị cũng như những thứ phải kiêng khi bị mắc bệnh sởi:
Sởi sau khi phát màu đỏ ánh thì kiêng gió, kiêng đồ sống lạnh, không nên cho bệnh nhân ăn mì, miến… nếu phạm phải điều cấm kị trên, ngoài da bị đóng kín, độc khí ủng trệ lại làm cho toàn thân xanh tái mà độc lại công vào trong sinh phiền nóng, vật vã, đau bụng, khí suyễn, bực tức, khó chịu. Độc muốn ra mà không được, nguy cấp đến ngay.
Các triệu chứng của bệnh sởi :
Phát sốt: Sởi mà không sốt thì không phát ra được. Khi mụn sởi muốn phát, khắp cơ thể phát sốt hoặc phiền nóng vật vã hoặc đầu choáng váng hoặc thân mình co giật. Khi sởi đã mọc ra sẽ hết sốt, các chứng đều hết đó là bệnh nhẹ.
Nếu hạt sởi mọc ra mà sốt cao không giảm, đó là độc thịnh. Khi đó, nên dùng bài thuốc Đại thanh thang để giải độc, gồm: Huyền sâm 8g, Thạch cao 12g, Tri mẫu 4g, Sinh địa 8g, Mộc thông 6g, Thanh đại 8g, Địa cốt bì 4g, Kinh giới tuệ 4g, Cam thảo 4g.
Ho suyễn: Phát sởi phần nhiều có ho, đó là tà độc mượn ho mà tán ra. Cho nên, trong khoảng 1 tuần mà vẫn còn ho là tốt, đừng thấy ho nhiều rồi chữa ho. Sởi là bệnh thuộc phế với tỳ vị, phế bị hỏa tà thì ho nhiều, ho nhiều thì đẩy tà ra nhanh.
Đại tràng bị hỏa thì liên quan đến tỳ vị mà sinh ra tiết tả, nếu tiết tả sớm thì ho sẽ giảm mà biến thành suyễn, bởi vì 2 chứng (suyễn ho) đều thuộc phế, nhưng ho là thực, suyễn là hư; được ho thì đưa tà ra ngoài, được suyễn thì đưa tà vào trong; nặng thì mắt nhắm, nhiều đờm, ngực đầy, bụng trướng, sắc trắng là chứng nguy. Như vậy, bệnh sởi nên ho mà không nên suyễn, nhất là không nên tiết tả.
Thổ tả: Sởi mới mọc phát sốt, nôn mửa, ỉa chảy đều là nhiệt chứng, chớ cho là hàn; đó là tà bức bách ở trong. Nếu hỏa tả ở thượng tiêu thì phần nhiều sinh nôn mửa (thổ), ở hạ tiêu thì phần nhiều sinh ỉa chảy (tả), ở trung tiêu thì vừa nôn mửa vừa ỉa chảy.
Nếu vừa nôn mửa, vừa ỉa chảy thì sử dụng bài thuốc Hoàng cẩm thang gia bán hạ, sinh khương. Bài thuốc Hoàng cẩm thang: Hoàng cầm 8g, Bạch thược 8g, Cam thảo 4g, Đại táo 2 quả.
Sởi mới phát rất kiêng tiết tả, nhưng có trường hợp từ đầu đến cuối đi tiết tả mà vẫn không có vấn đề gì, đó là bẩm khí có mạnh yếu khác nhau. Nều vì tả mà ho bớt rồi biến ra suyễn là nguy hiểm.
Sởi mà sinh kiết lỵ, ngày đêm đi 3-5 lần rồi giảm 2-3 lần hoặc ho nhiều dần lên, mạch dần dân nổi lên, mũi chảy ra nước trong thì là sống.
Nếu lỵ biến ra màu tối đen hoặc như nước nhà dột hoặc màu rau xanh, giang môn cứ tuột ra như cái ống, suyễn thở, quá trưa gò má đỏ là nguy hiểm, không chữa được.
Đau họng: Khi mắc bệnh sởi mà thấy đau họng là hiện tượng thường thấy, đó là hỏa độc xông lên mà gây ra, đây không phải như chứng hầu tý, ung thũng có ứ huyết. Sởi mà sinh bệnh ở họng là vì họng khô mà đau.
Đau bụng: Sởi mới phát từ ngày 1 đến ngày thứ 6, trong khoảng ấy hay có chứng đau bụng, đây là hỏa uất ở đại tràng, chớ nhận nhầm thượng thực mà sử dụng thuốc tiêu đạo hoặc dùng tay xoa nắn đều không tốt, chỉ giải được độc sởi là đau bụng tự khỏi.
Lưu ý vê ăn uống khi bị bệnh sởi
Bên cạnh những điều cấm kỵ cần lưu ý trong bệnh sởi thì việc ăn nuống trong bệnh sởi cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng.
Nếu không chú ý, giữ gìn trong ăn uống đối với bệnh nhân sởi thì sau này khỏi sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh.
Sởi mọc ra phần nhiều từ 5-6 ngày không ăn uống, đó là vì bị tà khí xâm hại, không ăn không ngại gì, không cần chú ý vào đó mà chỉ cần chữa cho sởi mọc ra hết, độc khí tan dần sẽ tính đến chuyện ăn uống.
Chúng ta không nên cho bệnh nhân ăn mì, miến, chỉ cho uống nước cháo ít, đợi khi hết sốt rồi dần dần sẽ cho ăn thêm, ăn ít và ăn làm nhiều lần, nếu vội cho ăn thì động đến vị hỏa, bệnh sẽ bùng phát trở lại.
Người bị bệnh sởi bất kỳ là lớn hay bé, từ khi bị bệnh đến khi sởi mọc thích uống nước lạnh thì cho uống không nên kiêng, cần uống nhiều lần, độc khí theo đó mà giải. Sởi mọc mà khát nước đều là do hỏa tà, phế vị bị khô, vì tâm hỏa bốc mạnh nên mới sốt và khát…
Cách chăm sóc bệnh nhân khi bị sởi:
PGS, TS Vũ Nam cho biết: Việc chăm sóc tốt bệnh nhân bị bệnh sởi có thể giảm bớt hoặc ngăn chặn sự phát sinh biến chứng của bệnh, cụ thể:
- Cho trẻ nằm nghỉ ngơi
- Phòng nằm ấm áp, không mặc áo quá dày
- Phòng thoáng, tránh gió lạnh và sáng quá
- Phòng không khô ráo quá
- Miệng, mũi, mắt của trẻ cần lau rửa luôn
- Chú ý cho người bệnh uống nước
- Cho ăn lỏng và cháo đặc; trường hợp trẻ ỉa lỏng cần giảm thức ăn: sữa, hoa quả, dầu mỡ, cay the, tanh, nếu không sẽ làm cho sởi khó mọc ra hết được.
Bs Nam nhấn mạnh: Khi sởi lặn, kiêng ăn: tôm, cua, măng tươi, khoai sọ và thức ăn hay động phong, để tránh sinh chứng chẩn lại (tức lở ngứa ngoài da)
Chúc bạn luôn tươi trẻ và xinh đẹp. Bạn có thể truy cập website https://muathuoctot.com để tìm hiểu những thông tin và sản phẩm bổ ích cho sức khỏe nhé!