Ảnh minh họa
Bơi lội là bộ môn thể thao lành mạnh và có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên, việc đi bơi ở hồ bơi vào mùa hè nếu không cẩn thận rất có thể mắc phải một số bệnh ở làn da.
Nguyên nhân từ phía người bơi:
- Do một khối lượng người quá lớn xuống bơi chung cho nên thể tích nước không đủ để đảm bảo sạch.
- Người xuống bơi không tuân thủ các biện pháp làm sạch như tắm gội trước khi xuống bể. Trong số những người xuống bơi có những người đang bị mắc các bệnh ngoài da….
- Người bơi vô ý thức khạc nhổ, tiểu tiện ra bể.
Nguyên nhân từ phía bể bơi:
- Lượng nước lớn, lưu thông chậm lại luôn có ánh nắng chiếu vào làm nước ấm lên nên là môi trường lý tưởng để vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng sinh sôi nảy nở và gây bệnh.
- Một số hóa chất sát khuẩn cũng có thể là nguyên nhân gây dị ứng, gây viêm da cho người đi bơi.
Vậy bệnh gì có thể bị nhiễm từ bể bơi?
Viêm da do nhiễm khuẩn: có nguyên nhân do vi khuẩn sinh sống trong nước tại các bể bơi (vi khuẩn gram âm, trực khuẩn mủ xanh...) với biểu hiện bằng những tổn thương trên da như các nốt viêm, sưng nề, hóa mủ. Vi khuẩn trong nước cũng có thể dễ dàng xâm nhập cơ thể qua các vết thương nhỏ có sẵn trên da và gây viêm da ở người đi bơi.
Bệnh lý do nấm: rất thường gặp ở những người đi bơi như hắc lào, nấm móng, nấm kẽ chân, nấm tóc… xuất hiện sau khi nhiễm từ 5 đến 7 ngày với các biểu hiện ngứa, viêm loét tại các vị trí tổn thương: kẽ chân, móng tay chân, chân tóc.
Các tổn thương da do hóa chất: Trong nước bể bơi luôn có một số hóa chất như các hợp chất có chứa clo (dùng để sát khuẩn), hóa chất từ các loại mỹ phẩm, chất chống nắng. Các chất này có thể gây dị ứng, viêm da, sạm da đối với những người nhạy cảm.
Người đi bơi cũng có thể bị sạm da, bong da… nếu nằm phơi nắng lâu tại các bể bơi ngoài trời mà không có biện pháp dự phòng thích hợp.
Trường hợp của em có thể là đã mắc viêm da nhẹ do nhiễm khuẩn. Em nên đi khám da liễu và mua thuốc điều trị theo chỉ dẫn của bác sĩ chứ không nên tự ý bôi thuốc em nhé. Bác sĩ Mèo cũng sẽ chỉ cho em một số cách đi bơi an toàn để bảo vệ bản thân mình:
- Trước hết, người đi bơi phải có ý thức chấp hành các biện pháp giữ vệ sinh chung của bể bơi như tắm gội sạch sẽ trước khi xuống bể, không khạc nhổ, tiểu tiện ra bể.
- Không nên đi bơi khi đang ốm mệt, đang có các bệnh ngoài da, bệnh lây nhiễm và đang trong thời kỳ “đèn đỏ”.
- Khi đi bơi nên chọn những bể bơi sạch, đủ tiêu chuẩn vệ sinh, số lượng người bơi vừa đủ và mang đủ các dụng cụ bơi như kính, mũ bơi…
Các bể bơi cũng nên đảm bảo vệ sinh sạch sẽ bể, thay nước thường xuyên, không nên lạm dụng hóa chất sát khuẩn nước, cung cấp đầy đủ nước tắm, xà phòng… cho người bơi tắm rửa sạch sẽ trước và sau khi bơi.
Ngoài ra, các bể bơi cũng cần lấy các mẫu nước bể bơi để xét nghiệm, kiểm tra nồng độ hóa chất, nuôi cấy hoặc soi tươi tìm vi khuẩn, nấm… định kỳ thường xuyên để đảm bảo an toàn, tránh lây nhiễm cho người đi bơi.
Chúc bạn luôn tươi trẻ và xinh đẹp. Bạn có thể truy cập website https://muathuoctot.com để tìm hiểu những thông tin và sản phẩm bổ ích cho sức khỏe nhé!