Sự chú trọng trong chế độ dinh dưỡng của người mắc huyết áp cao sẽ tác động rất lớn tới việc phòng tránh bệnh. Dưới đây là 10 lời khuyên dinh dưỡng bổ ích dành cho người cao huyết áp.
Sự chú trọng trong chế độ dinh dưỡng của người mắc huyết áp cao sẽ tác động rất lớn tới việc phòng tránh bệnh. Dưới đây là 10 lời khuyên dinh dưỡng bổ ích dành cho người cao huyết áp.
1. Hạn chế uống rượu
Người mắc bệnh huyết áp cao, nhất thiết phải biết tiết chế trước rượu: không nhiều hơn 3 ly (chén) rượu mỗi ngày đối với đàn ông và 2 ly (chén) với phụ nữ.
2. Không để cân nặng “vượt chuẩn”
Thừa cân là “kẻ thù” của tim và hệ huyết mạch. Khi cân nặng vượt quá trọng lượng cho phép đồng nghĩa với chứng cao huyết áp sẽ “ghé thăm”.
Vì thế, khi có dấu hiệu tăng cân đột ngột và dễ thừa cân, béo phì, bạn cần nhanh chóng cân bằng lại chế độ ăn uống của bản thân và luyện tập thể thao hợp lý.
3. “Cảnh giác” với muối ăn
Chắc chắn rằng các bác sĩ sẽ khuyên nên cảnh giác với lượng muối đưa vào cơ thể. Bởi lẽ, một người mắc bệnh huyết áp cao chỉ nên “nạp” nhiều nhất 6g muối mỗi ngày.
Vì thế, tránh để lọ muối ăn và gia vị trên bàn ăn. Ngoài chuyện nấu nướng các món ăn cho nhạt hơn, người cao huyết áp cũng nên tránh các đồ ăn được chế biến sẵn như: thịt xông khói, đồ ăn nhanh, một số đồ hộp… vì chúng rất nhiều natri (muối). Bên cạnh đó, người bệnh cũng nên “dè chừng” muối ăn có trong ngũ cốc của bữa sáng hay trong bánh quy.
4. “Kết bạn” với bơ thực vật
Nhất thiết phải “tẩy chay” các chất béo bão hoà trong thực đơn ăn uống và thay thế tối đa mỡ động vật bằng dầu thực vật. Người cao huyết áp cũng cần “từ biệt” bơ động vật và thay vào đó, sử dụng bơ thực vật (margarine).
5. “Cẩn thận” với thịt
Khi bị huyết áp cao, do phải hạn chế các chất béo bão hoà nên tốt nhất là chọn những loại thịt càng nạc càng tốt. Hạn chế thịt bò, thịt lợn và thịt cừu, nên chọn cá và thịt gia cầm (nhớ bỏ da).
6. “Thân thiện” với ngũ cốc nguyên vỏ lụa
Để đảm bảo nhu cầu tinh bột của cơ thể, người bị huyết áp cao nên tận dụng các loại ngũ cốc toàn phần. Bên cạnh hàm lượng tinh bột, ngũ cốc còn cung cấp một hàm lượng chất xơ đáng kể.
7. Chọn lựa phương thức nấu “an toàn”
Cần chọn những cách nấu ít chất béo nhất mà vẫn đảm bảo hàm lượng dinh dưỡng của đồ ăn. Tốt nhất, nên làm chín thức ăn bằng phương thức luộc, hấp hoặc nướng. Hạn chế và tránh chiên, xào đồ ăn.
8. “Chào đón” các đồ ăn ít béo
Nên chọn sữa đã được gạn kem, sữa chua không đường để sử dụng. Tốt nhất trong trường hợp có thể lựa chọn, nên nghiêng về những sản phẩm càng ít chất béo càng tốt.
9. Vận động
Các hình thức vận động cơ thể nhẹ nhàng rất cần thiết cho những người huyết áp cao. Nửa tiếng đi bộ nhanh mỗi ngày, đạp xe hay bơi lội là những hình thức vận động không hề quá sức chút nào!
10. “Kết bạn” thường xuyên với rau quả
Ai cũng biết rằng hoa quả và rau xanh là những “đồng minh” của một sức khỏe tốt. Vì thế, ta nên nạp đủ lượng rau xanh và hoa quả mỗi ngày cho cơ thể.
Đối với những người có huyết áp cao, nên bổ sung nhiều hoa quả chứa kali như hoa quả khô, chuối… vì kali là “người bạn tốt” của bệnh cao huyết áp.
Theo 24H
10 lời khuyên về dinh dưỡng cho người bị tăng huyết áp
5 out of
5 based on
151 user ratings.