icon
Tin tức

Những việc cần chuẩn bị trước khi mang thai

Thứ 4, ngày 05/12/2012 15:02:28
Những việc cần chuẩn bị trước khi mang thai . Được làm mẹ là niềm hạnh phúc nhất của người phụ nữ. Để chuẩn bị cho bé yêu của mình được thông minh, khỏe mạnh, bạn nên chuẩn bị những điều sau đây
Được làm mẹ là niềm hạnh phúc nhất của người phụ nữ. Để chuẩn bị cho bé yêu của mình được thông minh, khỏe mạnh, bạn nên chuẩn bị những điều sau đây
 
Những điều nên ngừng, tránh:
 
Nếu đang dùng thuốc ngừa thai, nên ngưng thuốc. Thay vào đó, dùng những phương pháp tránh thai khác (như bao cao su, xuất tinh ngoài âm đạo…) trong vòng hai tháng trước khi dự định có thai.
 
Ngưng hoặc thay đổi liều lượng thuốc đang sử dụng: phải hỏi bác sĩ trước khi dự định có thai. Thuốc kháng vitamin K có thể gây quái thai vào tuần lễ thứ 6-9 khi có thai, nếu trễ hơn có thể gây xuất huyết não thai nhi.
 
Không hút nicotin, vì nicotin có thể làm thai nhi nhẹ ký hơn hoặc chết. Hội chứng thai nhi chết đột ngột (sudden infant death syndrome) xảy ra ở thai nhi khoẻ mạnh trong khi ngủ, thường gặp ở những bà mẹ hút nicotin trong thai kỳ. Ngay cả hút thuốc thụ động (hít khói thuốc của người khác chẳng hạn) cũng có thể gây hại cho sức khoẻ của bạn và thai nhi.
 
Không uống rượu trước khi có thai
 
Nhiệt độ tăng có thể gây khuyết tật ống thần kinh thai nhi. Vì thế, không nên tắm lâu trong bồn tắm nước nóng ở những tháng đầu của thai kỳ.
 
Ðây là vấn đề rất cần thiết song phụ nữ ít quan tâm hãy đi khám sức khoẻ trước khi có thai. vì sao
 
Ảnh minh họa.
 
Ðây là vấn đề rất cần thiết, song phụ nữ ít quan tâm: Hãy đi khám sức khoẻ trước khi có thai. Vì sao?
 
Nếu sức khoẻ bạn hoàn toàn bình thường, bác sĩ sẽ truy tìm xem bạn đã được miễn dịch với một số bệnh nhiễm trùng hay chưa. Chẳng hạn, Rubella có thể gây nên những khuyết tật trầm trọng trên thai nhi. Phải tiêm chủng ba tháng trước khi quyết định có thai. Thường bác sĩ cũng sẽ khám vú và tầm soát cổ tử cung.
 
Trường hợp mắc bệnh mãn tính như tiểu đường, cao huyết áp, bệnh thận mãn tính, cường giáp suyễn, hay lupus: Cần đảm bảo rằng tình trạng bệnh đã được kiểm soát tốt trước khi có thai. Ðây là một cách che chở quan trọng cho sức khoẻ bạn và bảo vệ sức khoẻ bé trong tương lai. Ví dụ, bệnh tiểu đường không được kiểm soát tốt sẽ dẫn tới những bất thường bẩm sinh. Ðây là một nguyên nhân của trẻ chết chu sinh (trước, trong và sau khi sinh).
 
Ðặc biệt, những phụ nữ có tiền căn sản khoa như sẩy thai liên tiếp, sinh non, sinh con nhẹ cân, thai lưu hay thai chết lần trước… nên đi khám trước khi có thai.
Nếu thấy bạn rất có nguy cơ sinh ra thai nhi bị khuyết tật, bác sĩ sẽ cho những tham vấn về mặt di truyền, xác định thời gian thích hợp để tầm soát trong thai kỳ…
 
Ðộ tuổi nào có con là tốt nhất?
 
Sự sinh sản tương đối ổn định cho đến tuổi sau đó giảm rất thấp ở tuổi 40. Ðỉnh của sự sinh sản là khoảng 20 – 24 tuổi. Lứa tuổi 30 – 35, sự sinh sản giảm 15 – 20% so với mức tối đa. Lứa tuổi 35 – 50%, lứa tuổi 40 – 45 giảm 95%.
 
Nguy cơ sẩy thai gia tăng sau 35 tuổi, tăng cao hơn nữa sau tuổi 40. Nguyên nhân chủ yếu là do bất thường nhiễm sắc thể của thai nhi. Ngoài ra, còn có nguy cơ sinh thai nhỏ ký, sinh non, con bị hội chứng Down, bị bệnh tiểu đường, nhiễm độc thai và nhau tiền đạo.
 
Và những vấn đề cần thiết khác
 
Nói chung, một phụ nữ ở tuổi 30, khoẻ mạnh, khả năng có một thai kỳ bình thường và khoẻ mạnh sẽ cao nhất.
 
Nếu ông xã bạn cũng tham gia khám trước khi có thai thì rất lý tưởng. Nên để ý kỹ tình trạng sức khoẻ, cách sinh hoạt gia đình… để trả lời đúng những câu hỏi của bác sĩ. Sức khoẻ và cách sống của chồng bạn rất quan trọng, ảnh hưởng đến bạn và thai nhi. Việc ngưng hút nicotin, ngưng uống rượu bia hay thực hiện những cam kết đảm bảo một chế độ sống khoẻ mạnh sẽ dễ dàng thành công khi hai vợ chồng cùng thực hiện.

Theo Suckhoesinhsan.org

Những việc cần chuẩn bị trước khi mang thai Những việc cần chuẩn bị trước khi mang thai
4 out of 5 based on 277 user ratings.