Những quan niệm sai lầm cần tránh
Ăn quá nhiều đường gây ra bệnh tiểu đường: làm thế nào bệnh tiểu đường xảy ra? Các nguyên nhân đến nay khoa học vẫn chưa hoàn toàn hiểu hết. Những gì được biết đến là nếu chỉ đơn giản ăn quá nhiều đường thì không có khả năng gây ra bệnh tiểu đường. Thay vào đó, bệnh tiểu đường bắt đầu khi có một cái gì đó phá vỡ khả năng của cơ thể để chuyển hóa thực phẩm bạn ăn thành năng lượng.
Phải từ bỏ các thức ăn yêu thích: bạn không nhất thiết phải từ bỏ các thức ăn mình yêu thích mà thay vào đó hãy thay đổi cách chế biến và số lượng thức ăn phù hợp để không ảnh hưởng đến sức khỏe.
Bệnh nhân tiểu đường cần có một bữa ăn đặc biệt: thật ra người bệnh tiểu đường cũng cần phải cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể nên bạn vẫn có thể ăn uống bình thường chỉ cần điều chỉnh lại cho phù hợp.
Chế độ dinh dưỡng phù hợp
Nên chia nhỏ các bữa ăn trong ngày và ăn uống đúng giờ để tránh tình trạng dung nạp đường huyết quá nhiều cũng như tránh tình trạng hạ đường huyết quá lâu. Không ăn những món hầm nhừ, xay nhuyễn, hay chiên, nướng với nhiệt độ quá cao sẽ làm mất chất. Nên ăn nhạt, lượng muối mỗi ngày không quá 6 gam. Hạn chế các món chế biến sẵn như: đồ hộp, dưa cà, dưa muối, bột ngọt dùng ít bơ, magarine, dầu…
Tinh bột – đường: Nên chọn các loại thực phẩm ít bị chế biến tốt nhất là ăn gạo lứt với mè đen. Ăn một lượng vừa đủ và hợp lý cơm, bún, miến, khoai lang, ngô. Hạn chế đến mức tối đa các sản phẩm hấp thu đường nhanh như đường cát, bánh, kẹo, hoa quả ngọt, trừ trường hợp bị hạ đường huyết đột ngột.
Nhóm protein – đạm: Ưu tiên ăn nhiều đạm thực vật (đậu, đỗ, đậu nành), các loại đạm dễ hấp thụ như cá những người đã biến chứng suy thận nên hạn chế ăn đạm. Không ăn nhiều trứng nếu có rối loạn mỡ máu.
Nhóm chất béo: Nên ăn dầu thực vật như dầu mè, nành, gấc, olive , nếu ăn mỡ động vật thì nên ăn mỡ cá có thể ăn 2 lần một tuần. Không ăn mỡ động vật và phủ tạng các loại.
Nhóm sữa: Vẫn dùng đủ sữa vì sữa cung cấp nhiều vitamin và canxi nhưng nên dùng sữa không đường và sữa tách béo đối với người béo phì.
Nhóm trái cây: Nên chọn những loại trái cây ít ngọt như cam, quýt, bưởi, thanh long, mận, táo, ổi...
Những món ăn nên tránh
Chất béo và kẹo: chất béo và kẹo cần được hạn chế nếu bạn đang mắc căn bệnh tiểu đường. Chất béo có thể khiến lượng đường trong cơ thể tăng đột biến và làm bạn tăng cân. Đối với bệnh nhân tiểu đường thì kẹo làm loại thực phẩm cấm kỵ hàng đầu, bởi chúng có quá nhiều đường.
Rượu: khi bệnh nhân uống rượu và ăn một số thức ăn có đường thì lượng đường trong máu lập tức tăng cao không khống chế được. Còn khi thường xuyên uống rượu mà không ăn thức ăn thì làm chậm quá trình phân giải đường nguyên chất ở gan, làm lượng đường trong máu giảm xuống, xuất hiện triệu chứng đường máu thấp.
Nước trái cây: thực tế, các loại trái cây giàu chất xơ rất tốt cho những người bị bệnh tiểu đường nhưng nước trái cây thì ngược lại. Nước ép trái cây chứa nhiều dinh dưỡng hơn so với soda và các đồ uống có đường khác, nhưng các loại nước ép chứa hầu hết lượng đường có trong trái cây, do đó nếu uống nhiều nước trái cây sẽ làm lượng đường trong máu tăng nhanh chóng.
Sữa: đối với các bệnh nhân tiểu đường thì các chế phẩm từ sữa như sữa béo, kem, pho mát,… là những thực phẩm cấm kỵ. Do đó, người bị bệnh tiểu đường nên chọn sữa tách béo, pho mát có hàm lượng chất béo thấp.
Bệnh tiểu đường ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe của bạn, vì vậy bạn cần quan tâm và chú ý đến cơ thể nhiều hơn. Bên cạnh việc điều chỉnh chế độ ăn uống, bạn có thể sử dụng thêm thực phẩm chức năng như Nature Made Diabetes Health để cung cấp thêm những dưỡng chất thiết yếu có thể thiếu do bệnh tiểu đường gây ra. Sản phẩm sẽ giúp bạn một sức khỏe lành mạnh hơn.
Chúc bạn luôn hạnh phúc và khỏe mạnh. Bạn có thể truy cập website https://muathuoctot.com để tìm hiểu thêm nhiều thông tin bổ ích về sức khỏe bạn nhé!