Như đã biết, trầm cảm là một dạng rối loạn tâm thần hay gặp nhất trong các dạng rối loạn tâm thần. Buồn chán, bi quan, dễ mệt mỏi, không quan tâm đến bất cứ điều gì, đó là những biểu hiện của bệnh trầm cảm.
Thời đại bùng nổ thông tin, do áp lực học tập lớn nên bệnh gặp khá nhiều ở lứa tuổi học sinh, sinh viên. Khi bị trầm cảm kéo dài, người bệnh rất dễ dẫn đến hành vi tiêu cực, ảnh hưởng đến cuộc sống và sức khỏe.
Để cải thiện tình trạng của bệnh, ngoài việc sử dụng thuốc và các liệu pháp từ bác sĩ, thì chế độ dinh dưỡng hàng ngày rất quan trọng. Bạn nên ăn gì nếu mắc bệnh trầm cảm? Bạn sẽ dễ dàng tìm được câu trả lời thỏa đáng với những thông tin bổ ích dưới đây.
Trứng, thịt
Trứng ốp-la, thịt bò, cá hoặc thịt gia cầm vì đây là những nguồn phong phú vitamin B, giúp giảm các triệu chứng của trầm cảm.
Món trứng ốp la giúp giảm các triệu chứng bệnh trầm cảm
Bổ sung Vitamin B
Các loại vitamin B, đặc biệt B6 và B12 có thể giúp cải thiện chức năng thần kinh.
Vitamin B giúp cải thiện chức năng thần kinh hiệu quả
Các loại hạt đậu, rau có màu xanh đậm
Hạt bí ngô, hạt hướng dương, đậu phộng, rau xanh rậm lá vì chúng chứa nhiều ma-giê giúp kích thích sản sinh serotonin, chất đem lại cảm giác dễ chịu, thư thái.
Hạt bí ngô giúp sản sinh serotonin tạo cảm giác dễ chịu
Thực phẩm chứa omega-3
Cá hồi, cá ngừ, cá thu, vốn chứa a-xít béo omega-3 DHA giúp cải thiện tế bào thần kinh.
Cá hồi chứa nhiều omega- 3 giúp cải thiện thần kinh
Thường xuyên uống trà xanh
Uống trà xanh để bổ sung a-xít amin L-theanine, chất giúp đem lại tinh thần thư thái và tăng khả năng tập trung.
Trà xanh bổ sung L-theanine giúp đem lại tinh thần thư thái
Uống trà xanh còn giải phóng catechin, một chất chống ôxy hóa có tác dụng phòng ngừa và các tính năng chống viêm.
Nó còn có tác dụng giảm stress và căng thẳng hiệu quả, mang đến giấc ngủ sâu, thoải mái nhất cho cơ thể.