Ăn ít các thực phẩm chiên rán
Do các loại đồ ăn này không dễ tiêu hóa nên có thể làm gia tăng gánh nặng cho đường tiêu hóa. Ăn nhiều có thể khiến máu nhiễm mỡ, không tốt cho sức khỏe.
Nhiệt độ của thức ăn
Nhiệt độ của thức ăn có ảnh hưởng đến sự kích thích của dạ dày: không nên ăn thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh vì thức ăn này có thể sẽ làm dạ dày co bóp mạnh hơn, thức ăn nóng hơn sẽ làm cho niêm mạc dạ dày xung huyết và tăng co bóp. Nhiệu độ để tiêu hóa thức ăn và hấp thu là 40 – 500 C.
Không nên ăn quá no
Không nên ăn quá no vì ăn quá no sẽ làm dạ dày phồng căng, sinh ra nhiều axit có hại dễ gây đau, nên nhai kỹ, nuốt chậm vì trong khi nhai có thể tăng thêm sự bài tiết của nước bọt, nước bọt có tác dụng giảm axit và bão hòa axit trong dạ dày.
Ăn chín, nhai kĩ, chia làm nhiều bữa
Theo BS Lê Kim Huệ, nguyên tắc chung nhất vẫn nên ăn những thức ăn được nấu chín, nghiền nhỏ, tăng cường hấp, luộc, hạn chế xào nấu, chia làm nhiều bữa, không ăn quá no và không để bụng đói.
Nếu bị đau dạ dày cấp, không nên ăn cơm mà ăn chế độ cháo súp từ 24 - 48 giờ để dạ dày lành vết thương. Chia làm năm bữa. Sáng: một tô cháo đậu xanh, trưa: một tô xúp khoai thịt, giữa trưa: 200ml sữa đậu nành + 50g bánh quy, chiều: một tô cháo trứng, tối: 200ml sữa.
Với đau dạ dày mạn, do tiêu hóa kém và khó hấp thu thức ăn nên cần chú ý ăn nhiều thức ăn giàu chất dinh dưỡng. Lúc này người bệnh thay chế độ cháo súp thành cơm. Chia làm bốn bữa.
Nghiên cứu cho thấy, ăn uống điều độ đúng giờ, có định lượng sẽ hình thành phản xạ có điều kiện, hỗ trợ bài tiết tuyến tiêu hóa, có lợi cho tiêu hóa.
Tránh các chất kích thích
Không hút thuốc, bởi vì hút thuốc khiến mạch máu ở bụng bị co lại, ảnh hưởng tới việc cung cấp máu cho tế bào thành dạ dày, khiến sức đề kháng của niêm mạc dạ dày giảm. Bạn cũng nên uống ít rượu, ăn ít các món cay như ớt, hạt tiêu… để bảo vệ dạ dày hoạt động tốt nhất có thể.
Nồng độ thức ăn
Nồng độ thức ăn cũng ảnh hưởng đến sự tiêu hóa của dạ dày: thức ăn đặc quá sẽ làm men tiêu hóa khó thấm vào thức ăn. Thức ăn quá lỏng men tiêu hóa sẽ bị phá loãng, làm cho sự tiêu hóa kém. Vì vậy, không nên ăn thức ăn quá khô cũng không nên ăn quá nhiều canh hoặc uống nhiều nước trong bữa ăn. Lượng nước canh trong bữa ăn thích hợp nhất từ 100 – 200 ml. Tránh ăn canh chung với cơm vì thức ăn sẽ không được nhai kỹ, tăng gánh nặng cho dạ dày. Sau khi ăn xong không nên nằm ngay, chạy nhảy hoặc bắt tay vào công việc vì sẽ làm tăng lượng máu đến dạ dày và dạ dày đang bị viêm loét tổn thương nặng hơn.
Vitamin C có tác dụng bảo vệ dạ dày nếu tiêu thụ trong mức cho phép. Duy trì hàm lượng vitamin C bình thường trong dịch dạ dày có thể phát huy hiệu quả chức năng của dạ dày, bảo vệ bụng và tăng cường sức đề kháng cho dạ dày. Bạn nên bổ sung vitamin C từ các loại rau củ quả.
Chúc bạn luôn khỏe mạnh và hạnh phúc. Bạn hãy thường xuyên truy cập website https://muathuoctot.com để có thêm nhiều thông tin bổ ích về sản phẩm cũng như sức khỏe nhé!