QC: thuốc fucoidan hỗ trợ trị
Tuy nhiên, không phải ai cũng biết đâu là bài tập thích hợp để điều trị suy giãn tĩnh mạch. Nhiều người vẫn thắc mắc rằng bị giãn tĩnh mạch chân có nên đi bộ hay tập yoga được không? Để giúp bạn tìm cho mình cách thức vận động tốt nhất cho bệnh này, bài viết dưới đây sẽ phân tích các bài tập phổ biến, dễ dàng để bạn áp dụng tiện lợi nhất.
Đi bộ là cách thức tập luyện thuộc vào loại tốt nhất cho sức khỏe, giúp cơ bắp săn chắc, dẻo dai, tuần hoàn máu tốt hơn. Nói cách khác, đi bộ là biện pháp vận động cực tốt cho người bị suy giãn tĩnh mạch chân. Hơn nữa, đi bộ là môn thể thao nhẹ nhàng nhất, lại đơn giản và dễ thực hiện, nên người bị suy giãn tĩnh mạch chân có triệu chứng đau nhức, khó di chuyển cũng có thể bắt đầu với bài tập này.
Đi bộ thường xuyên sẽ giúp hệ thống tĩnh mạch thực hiện chức năng tốt hơn. Do khi bạn đứng yên,bàn chân sẽ tiếp xúc với mặt đất và hoàn toàn không có dòng chảy tĩnh mạch đưa máu về tim. Khi đi bộ, gót chân nhấc lên thường xuyên giúp máu từ đám rối Bejar đẩy máu lên các tĩnh mạch sâu vùng cẳng chân, đùi và các tĩnh mạch cao hơn, sau đó trở về tim. Hơn nữa, khi đi bộ, cơ bắp co lại đều đặn tạo áp lức thích hợp để đẩy máu, giảm trạng thái ứ đọng trong lòng tĩnh mạch.
Điều này cũng được thực nghiệm lâm sàng chứng minh tính đúng đắn. Cụ thể, những bệnh nhân mắc suy giãn tĩnh mạch mạn tính nếu đi bộ ít hơn 10 phút mỗi ngày sẽ dễ dàng mắc phải triệu chứng lở loét chân so với người bệnh đi bộ trên 10 phút. Do đó, các chuyên gia từ những hiệp hội phẫu thuật tĩnh mách trên phạm vi toàn cầu đều khuyên bệnh nhân phải tăng cường luyện tập thể dục, đặc biệt là đi bộ trên 30 phút mỗi ngày. Bên cạnh đó bạn cần sử dụng thuốc trị suy giãn tĩnh mạch chân nữa.
Trong thời gian đầu, nếu bạn quá đau nhức và chưa thể vận động lâu, hãy thử các bài tập thụ động như massage chân để máu lưu thông tốt hơn. Dần dần, hãy nâng lên thành bài tập vận động chân nhẹ nhàng, rồi đi bộ với thời gian 15-30 phút. Khi đi bộ, hãy tập thể dục cho cả những ngón chân để có kết quả điều trị tốt nhất.
Yoga cũng là môn thể thao tốt cho sức khỏe được nhiều người áp dụng. Tuy nhiên, đây không phải là cách thức tập luyện lý tưởng cho người bị giãn tĩnh mạch chân. Bởi lẽ, đa phần các động tác yoga đòi hỏi người tập phải quỳ gập gối, ép bụng và nén hơi lại... Với người bình thường, những động tác này rất tốt cho sức khỏe, nhưng với bệnh nhân suy giãn tĩnh mạch, nó lại cản trở lưu thông máu từ chi dưới về tim. Nói cách khác, tập yoga có thể phản tác dụng điều trị, khiến bạn đau nhức nhiều và bệnh tình chuyển biến xấu hơn. Do đó giãn tĩnh mạch chân không nên tập Yoga.
Bạn nên tập đi bộ, khiêu vũ, bơi lội,… khi được chẩn đoán bị giãn tĩnh mạch chi dưới. Lúc đi bộ hãy cố gắng bước sải chân lớn để hệ cơ hoạt động hết công suất, tạo lực ép máu quay về tim. Ngoài ra, trong quá trình điều trị bệnh, bạn nên kết hợp mang vớ y khoa để giúp giảm các cơn đau nhức âm ỉ, cảm giác chân nhẹ nhàng hơn. Ngoài ra, bạn nên tránh mặc quần áo quá chật hay ngồi quá lâu. Với nhân viên văn phòng, tài xế,… thỉnh thoảng hãy cử động chân và tập thể dục cho đôi chân bằng vài động tác đơn giản để phòng tránh bệnh giãn tĩnh mạch chân.
Bài viết vừa chia sẻ đến bạn thông tin về các bài tập nên và không nên thực hiện để hỗ trợ điều trị suy giãn tĩnh mạch chân cũng như giải đáp thắc mắc Bị giãn tĩnh mạch chân có nên đi bộ hay tập yoga được không? Mong rằng bạn đã tìm được cho mình cách thức vận động thích hợp để có đôi chân khỏe mạnh.