Bệnh giãn tĩnh mạch chân có nguy hiểm không? Vì sao ta bị giãn tĩnh mạch? Cách phòng tránh như thế nào? Những câu hỏi này sẽ được giải đáp thông qua bài viết dưới đây.
Nguyên nhân trực tiếp gây nên tình trạng suy giãn tĩnh mạch chân chính là việc lưu thông máu về tim gặp trở ngại, khiến máu bị ứ đọng, đình trệ, tạo áp lực lớn lên thành tĩnh mạch làm chúng giãn ra. Tĩnh mạch có cấu trúc đặc biệt để máu chỉ lưu thông theo một chiều trở về tim, giúp các cơ quan xa tim cũng dẫn máu về một cách nhịp nhàng. Tuy nhiên, khi mắc chứng suy giãn tĩnh mạch, dòng máu chảy sẽ quanh co và có hiện tượng chảy theo chiều ngược lại khiến các van một chiều bị tổn thương.
Không chỉ gây đau nhức, tê mỏi khó chịu, bệnh giãn tĩnh mạch chân khi trở nặng sẽ gây phù nề, sung tấy, lở loét, ảnh hưởng trầm trọng tới thẩm mỹ. Do đặc thù của chân phải chống đỡ toàn bộ trong lượng của cơ thể nên hệ thống tĩnh mạch chân là nơi dễ xảy ra suy giãn tĩnh mạch nhất. Bệnh thường xảy ra với người bước qua tuổi 30, thường gặp ở nữ giới hơn do yếu tố nội tiết khác biệt trong cơ thể người phụ nữ, hormone nữ tăng cao dễ gây máu đông trong lòng tĩnh mạch. Cùng với thói quen sinh hoạt và công việc trong thời hiện đại, bệnh đang ngày một trẻ hóa, xuất hiện với cả những người trẻ ít vận động, ngồi lâu.
Ngoài ra, người béo phì cũng có nguy cơ mắc bệnh suy giãn tĩnh mạch cao hơn do áo lực lớn của trọng lượng khi đứng làm cản trở máu về tim, hơn nữa, tình trạng mỡ trong máu cũng ảnh hưởng lớn đến hệ tuần hoàn và làm ngưng trệ lưu thông máu trong lòng tĩnh mạch. Bên cạnh đó, người thường xuyên đi giày cao gót, hay mặc quần áo chật, sử dụng thuốc ngừa thai, có thai và sinh đẻ nhiều lần,… cũng thuộc vào đối tượng dễ mắc phải bệnh suy giãn tĩnh mạch chân.
Triệu chứng ban đầu của bệnh suy giãn tĩnh mạch chân thường bị nhầm lẫn với các bệnh về xương khớp, do đó nhiều người bệnh phát hiện vào giai đoạn muộn, gây nhiều biến chứng nguy hiểm như lở loét, mất khả năng phục hồi tĩnh mạch, đi lại khó khăn. Có thể nói, suy giãn tĩnh mạch chân là một bệnh nguy hiểm vì khó phát hiện và khó điều trị khi rơi vào giai đoạn muộn.
Đầu tiên khi phát hiện suy giãn tĩnh mạch chi dưới chính là lúc tĩnh mạch giảm sút đáng kể chức năng dinh dưỡng. Sau đó có thể gây lở loét và nhiễm khuẩn nếu không được điều trị đúng cách. Nếu không may nhiễm phải vi khuẩn tụ cầu vàng (S.aureus) hoặc trực khuẩn mủ xanh (P.aeruginosa) vốn kháng lại nhiều loại kháng sinh nên sẽ gây khó khăn cho quá trình điều trị. Khi tĩnh mạch chân xuất hiện cục máu đông, nó có thể trôi theo đường máu di chuyển về tim rối đến các cơ quan khác gây tắc nghẽn, thậm chí là đột quỵ.
Hiểu được mức độ nguy hiểm của bệnh suy giãn tĩnh mạch chân, bạn cần có biện pháp phòng trị kịp thời vào giai đoạn đầu, để giảm thiểu hậu quả do bệnh gây ra. Một liệu pháp hiệu quả được chuyên gia công nhận chính là dùng thuốc chữa giãn tĩnh mạch chân Leg Veins của Mỹ. Thuốc chiết xuất từ các thành phần tự nhiên như hạt dẻ ngựa, bồ công anh, hạt nho,… giúp tuần hoàn máu tốt, ngăn ngừa máu ứ trệ trong lòng mạch, đồng thời bổ sung collagen để thành mạch vững chắc hơn, chống chọi lại sức ép lớn từ cơ thể.
Bên cạnh đó, trong thói quen sinh hoạt hàng ngày, bạn nên tránh đứng quá lâu, mang giày cao gót thường xuyên hay ngồi nhiều. Cần năng tập luyện thể dục thể thao để cơ thể khỏe mạnh, tăng sức bền và sự dẻo dai. Mong rằng thông qua bài viết này, bạn đã hiểu được Bệnh giãn tĩnh mạch chân có nguy hiểm không? và có cách thức bảo vệ sức khỏe hợp lý nhất.
Bạn có thể tham khảo :