icon
Tin tức

Bé bị rụng tóc có nguy hiểm không?

Thứ 5, ngày 28/11/2013 09:02:02
Bé sơ sinh nhà bạn dạo này có hiện tượng rụng tóc thường xuyên? Bạn cảm thấy lo lắng và không biết con mình có đang mắc phải một căn bệnh nguy hiểm hay không?
Bé sơ sinh nhà bạn dạo này có hiện tượng rụng tóc thường xuyên? Bạn cảm thấy lo lắng và không biết con mình có đang mắc phải một căn bệnh nguy hiểm hay không? Tuy nhiên, thực ra đây chỉ là một hiện tượng hoàn toàn bình thường ở trẻ sơ sinh!

 

Theo đó, trong 6 tháng đầu tiên, hầu hết trẻ thường bị rụng tóc. Loại tóc rụng này có tên khoa học là “telogen effluvium”, là một hiện tượng hoàn toàn bình thường.

Quá trình mọc tóc của trẻ sơ sinh có từng giai đoạn. Có thể tóc sẽ dài ra liên tục trong vòng 3 năm và sẽ có quãng nghỉ tức là không phát triển trong vòng 3 tháng (tùy từng trẻ quãng nghỉ có thể từ 1 - 6 tháng). Trong thời gian quãng nghỉ này, tóc vẫn nằm trong nang tóc và sẽ bắt đầu dài ra khi giai đoạn mọc tóc kế tiếp bắt đầu.

 

       Bé bị rụng tóc có nguy hiểm không?

 

Ở bất kỳ thời điểm nào cũng có khoảng 5 -15% tóc trên da đầu đang trong giai đoạn nghỉ ngơi, nhưng khi cơ thể căng thẳng, sốt, đau bệnh hoặc một sự thay đổi nội tiết tố… thì có thể làm một số lượng lớn tóc ngừng phát triển cùng một lúc. Khi đó, hiện tượng rụng tóc sẽ xảy ra và kéo dài đến 3 tháng hoặc hơn.

Nếu bạn cảm thấy bé đang rụng tóc bất thường thì nên đưa bé đến gặp bác sĩ để nhận sự tư vấn trực tiếp và có biện pháp điều trị kịp thời. Thời điểm cần đưa bé đi khám là khi:

- Da đầu tại vùng hói có biểu hiện bất thường (ví dụ da đỏ, bong vảy…). Những đốm hói nhỏ đi kèm hiện tượng này có thể là dấu hiệu của bệnh nấm bẩm sinh (bệnh ecpet mảng tròn – ringworm).

- Tình trạng rụng tóc không cải thiện sau 6 tháng.

- Một số bệnh lý như thiểu năng tuyến giáp, thiểu năng tuyến yên thường gây rụng tóc cả đầu, chứ không phải từng mảng.

Không cách nào có thể giúp bạn ngăn hiện tượng rụng tóc ở trẻ sơ sinh nếu nguyên nhân là do hàm lượng hoóc môn. Nhưng nếu bạn nhận thấy tóc bé rụng theo từng mảng làm hói cả một khoảng, đặc biệt có hình “vành khăn” thì hãy quan sát tư thế những khi bé hoạt động hay ngủ. Nếu bé luôn ngủ ở một vị trí hoặc có xu hướng ngồi tựa một phần đầu nhất định vào vai ghế phía sau, bé có thể bị rụng tóc ở khu vực mà bé hay cọ xát nhiều nhất. Vì thế, bạn cần chuyển mé nghiêng đầu cho trẻ khi ngủ. Không cần quá hạn chế việc trẻ nằm sấp và khuyến khích trẻ lẫy để phần lưng và sau đầu được nghỉ ngơi.

Nếu rụng tóc của bé là do dị ứng dầu gội, bạn sẽ chỉ phải điều trị tóc và da đầu của bé bằng loại dầu gội dịu nhẹ nhất dịu dàng trong một thời gian cho đến khi nó phát triển trở lại.

 

Chúc bạn luôn khỏe và hạnh phúc. Bạn hãy thường xuyên truy cập website https://muathuoctot.com để có thêm nhiều thông tin bổ ích về sức khỏe nhé!

 

Bé bị rụng tóc có nguy hiểm không? Bé bị rụng tóc có nguy hiểm không?
5 out of 5 based on 204 user ratings.