Ảnh minh họa
Khi bị bệnh, cơ thể bạn cần nhiều calo hơn để có thể hoạt động bình thường, bởi khi ấy cơ thể bạn làm việc nhiều hơn so với bình thường để chống lại các vi khuẩn gây bệnh, đặc biệt sẽ càng khó khăn hơn khi bạn bị sốt với nhiệt độ cơ thể cao. Và để làm được điều này một cách có hiệu quả hơn thì cơ thể chúng ta cần được tiếp thêm năng lượng.
Khi đang bị bệnh, chế độ ăn uống hàng ngày đóng một vai trò rất quan trọng. Tại sao lại như vậy? Tiêu thụ ít calo hơn bình thường có thể hạn chế khả năng chữa lành bênh của cơ thể. Trong thực tế, các nghiên cứu cho thấy rằng việc giảm lượng calo khi bạn đang bị bệnh nặng sẽ làm cho các triệu chứng trở nên tồi tệ hơn các và thời gian hồi phục cũng lâu hơn.
Trong khi một cơn cảm lạnh khó chịu hay một trường hợp xấu của bệnh cúm có thể phá hỏng sự thèm ăn thì cơ thể bạn càng cần phải được nuôi dưỡng tốt hơn. Ăn phần nhỏ các loại thực phẩm thường xuyên (và lắng nghe cơ thể của bạn để xác định khi nào bạn thực sự đói) để cung cấp “nhiên liệu” đều đặn cho cơ thể một cách dễ dàng hơn trong suốt quá trình hồi phục.
Súp gà
Súp gà thực sự là một món ăn có thể giúp làm dịu cảm lạnh một cách hiệu quả: gà có chứa một loại acid amin được gọi là cysteine, giúp làm loãng chất nhầy trong phổi, và nước dùng nóng giúp giữ cho khoang mũi ẩm, ngăn ngừa mất nước, và chống lại chứng viêm ở cổ họng.
Thêm vào đó, các thành phần khác còn có thể giúp cơ thể có thể đánh bay cơn cảm lạnh bằng cách ngăn chặn sự tắc nghẽn và chứng viêm.
Ảnh minh họa
Trà nóng
Nước ấm có thể làm dịu đau họng và giảm bớt sự tắc nghẽn, do đó các loại thức uống như trà xanh - giàu chất chống oxy hóa và hỗ trợ hệ thống miễn dịch, là những phương pháp lý tưởng giúp giữ nước cho cơ thể và chữa nghẹt mũi. Nếu bạn không thích trà thì nước pha nóng với chanh cũng là một bí quyết rất hiệu quả.
Trái cây có múi
Từ trước đến nay, nhiều người luôn cho rằng vitamin C có thể chữa các bệnh cảm lạnh thông thường, và không có nhiều bằng chứng khoa học chứng minh cho giả thuyết vitamin C có thể làm giảm thời gian hoặc mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng. Nhưng trong khi các loại trái cây có múi có thể không phải là một vị thuốc bách bệnh thì lớp màu trắng mềm mại trong vỏ được tìm thấy ở một số loại trái cây như cam, chanh, bưởi có chứa chất flavonoid, có thể giúp tăng cường hệ miễn dịch và tăng khả năng phục hồi.
Ảnh minh họa
Bánh quy giòn và bánh mì nướng
Bánh quy giòn và bánh mì nướng đơn giản, không ướp muối, hoặc chứa 1 chút muối có thể giúp dạ dày tiêu hóa dễ dàng hơn. Những thực phẩm giàu tinh bột này sẽ không làm trầm trọng thêm triệu chứng buồn nôn của bạn mà còn có thể giúp ổn định hệ tiêu hóa (điều này đặc biệt hữu ích sau khi ói).
Ảnh minh họa
Chuối
Chuối rất giàu kali – chất thường mất đi sau khi bị đổ mồ hôi, nôn mửa hoặc tiêu chảy. Ngoài ra, chuối là một loại trái cây rất dễ tiêu hóa, có thể giúp nhiệt độ cơ thể hạ thấp hơn, và giúp bổ sung chất điện phân bị mất.
Ảnh minh họa
Gừng
Nghiên cứu cho thấy gừng là một vị thuốc cực kỳ hiệu quả trong việc ngăn ngừa và làm dịu buồn nôn và các bệnh dạ dày khác như táo bón, đầy hơi, nôn mửa.
Uống trà gừng hoặc ngậm gừng đã được thái lát mỏng (để tránh gây ảnh hưởng đến dạ dày với chất các-bon-nát) có thể giúp giữ cho cơ thể đủ nước, đồng thời cũng làm dịu những rắc rối của dạ dày.
Chúc bạn luôn tươi trẻ và xinh đẹp. Bạn có thể truy cập website https://muathuoctot.com để tìm hiểu những thông tin và sản phẩm bổ ích cho sức khỏe nhé!