1. Hạn chế ăn đồ chiên rán
Người bị đau dạ dày thì sự tiêu hóa thức ăn sẽ bị suy giảm, đặc biệt là gặp khó khăn với các loại thực phẩm chiên rán. Những thực phẩm chiên rán sẽ trở nên khô cứng, dầu mỡ không những gây khó khăn cho hệ tiêu hóa mà còn rất dễ làm dạ dày bị tổn thương.
2. Không dùng các chất kích thích
Không hút thuốc, bởi vì hút thuốc khiến mạch máu ở bụng bị co lại, ảnh hưởng tới việc cung cấp máu cho tế bào thành dạ dày, khiến sức đề kháng của niêm mạc dà dày giảm. Bạn cũng nên uống ít rượu, bia các chất có chứa nồng độ cồn để bảo vệ dạ dày hoạt động tốt nhất có thể. Ngoài ra, các gia vị và thực phẩm cay nóng không tốt cho người đau dạ dày ví dụ như ớt. Ớt tốt cho tiêu hóa đối với người bình thường, nhưng trong ớt có chứa một alcaloit có vị rất cay và nóng, nó sẽ khiến bệnh đau dạ dày nặng thêm. Vì vậy người đau dạ dày không nên ăn ớt.
3. Hạn chế đồ sống
Đồ ăn sống, lạnh và kích thích mạnh có tác dụng kích thích khá mạnh đối với niêm mạc đường tiêu hóa, nhất là niêm mạc dạ dày nên dễ gây tiêu chảy hoặc viêm dạ dày.
4. Hạn chế thực phẩm có tính axit
Những thức ăn có độ axit cao như các loại hoa quả chua, cà muối, dưa muối, giấm, mẻ đều không tốt cho dạ dày. Hai thực phẩm rất tốt cho người bình thường nhưng lại không tốt cho người bị đau dạ dày là nước cam và quả đào. Nước cam ép có tính axit có thể làm nhiễu loạn đường tiêu hóa và kích thích các dây thần kinh nhạy cảm. Nếu người đau dạ dày uống nước cam, đường tiêu hóa có chứa nhiều axit, có thể gây đau bụng. Bên cạnh đó, nước chanh cũng có thể gây tiêu chảy ở các bệnh nhân bị bệnh đường ruột, đau dạ dày.
5. Nên ăn uống đúng giờ, đúng bữa
Bạn cần ăn đầy đủ 3 bữa/ngày và ăn đúng giờ, cho dù đói hay không đói. Tuyệt đối không được để dạ dày quá đói hoặc quá no vì khi đó các axit trong dạ dày sẽ tiết ra, gây ảnh hưởng đến hoạt động tiêu hóa.
6. Chọn giờ uống nước
Thời điểm uống nước tốt nhất là lúc ngủ dậy vào sáng sớm và một giờ trước khi ăn. Uống nước ngay sau bữa ăn sẽ làm loãng dịch vị dạ dày, càng dễ gây ra chứng đau dạ dày. Uống quá nhiều nước canh cũng sẽ ảnh hưởng tới việc tiêu hóa thức ăn trong và sau bữa ăn.
7. Hạn chế ăn thực phẩm ngâm muối
Trong các thực phẩm này chứa muối nên cũng làm cho dạ dày “vất vả” hơn trong khâu xử lý. Hơn nữa, chúng còn chứa một số chất gây nên bạn càng không nên ăn.
8. Ăn chậm và nhai kỹ
Khi ăn dạ dày sẽ phải thực hiện các chức năng co bóp nhào trộn thức ăn với dịch dạ dày để nghiền nát và tiêu hoá một phần thức ăn. Khi chúng ta ăn thức ăn thì miệng là nơi đầu tiên tiếp nhận thức ăn và nghiền thức ăn ra thành những mảnh thô và có khoảng 5 - 10% tinh bột chín được chuyển thành đường mantose dưới tác dụng của men amylase của tuyến nước bọt. Nếu ăn chậm nhai kỹ tinh bột chín sẽ được chuyển hoá tối đa thành đường mantose và thức ăn được nghiền kỹ để khi thức ăn được đẩy xuống dạ dày sẽ ngấm với dịch vị của dạ dày trong đó có men lipase chuyển hoá lipid và men pepsin để chuyển hoá protein được tốt hơn. Thức ăn khi xuống dạ dày dưới tác dụng tiếp của men amylase nước bọt sẽ có 30-40% được thuỷ phân thành đường mantose, 10-20% protein và polyoeptid và một số nhỏ triglycerid mạch ngắn của mỡ được tiêu hoá ở dạ dày dưới tác dụng của men lipase của dịch vị. Như vậy nếu ăn chậm nhai kỹ sẽ giúp cho tiêu hoá ở dạ dày tốt hơn.
Chúc bạn luôn khỏe và hạnh phúc. Bạn hãy thường xuyên truy cập website https://muathuoctot.com để có thêm nhiều thông tin bổ ích về sức khỏe nhé!