Ảnh minh họa
1. Viêm âm đạo do vi khuẩn
Nguyên nhân: Viêm âm đạo do vi khuẩn, một loại nhiễm trùng do nhiều vi khuẩn xảy ra ở nhiều phụ nữ, nhất là phụ nữ mang thai. Nó có thể được chia thành bệnh lây nhiễm qua đường tình dục hoặc là không. Có thể có điều gì đó đã xảy ra với hệ sinh thái âm đạo như bạn tình mới làm thay đổi quần thể vi khuẩn của âm đạo và cũng có thể là do vòng tránh thai.
Triệu chứng: Các triệu chứng của bệnh có thể bao gồm dịch màu xám có mùi. Dịch có thể cũng có màu trắng và có độ đặc mỏng hoặc dầy
Điều trị: Lấy mẫu dịch để xác định loại nhiễm trùng, sau khi được chẩn đoán, các bác sĩ có thể kê các loại kháng sinh như Metronidazole. Để dự phòng viêm âm đạo do vi khuẩn, hãy hạn chế số lượng bạn tình (và cũng thực hành quan hệ tình dục an toàn), tránh thụt rửa sâu trong âm đạo.
Ảnh minh họa
2. Tiểu tiện không tự chủ
Nguyên nhân: Đây là bệnh do không kiểm soát được bàng quang. Ở Canada ước tính có khoảng 3,3 triệu phụ nữ bị chứng tiểu tiện không tự chủ và khoảng 33% phụ nữ ở độ tuổi trên 40 mắc chứng bệnh này. Trong khi tuổi tác có thể là một yếu tố phát triển bệnh (do cơ bàng quang có thể yếu đi theo tuổi), có nhiều nguyên nhân của tiểu tiện không tự chủ gồm sinh con, táo bón, ăn loại thực phẩm nào đó và nhiều nguyên nhân khác nữa.
Triệu chứng: Bạn không thể kiểm soát được bàng quang khi hắt hơi, ho hoặc nhảy. Các triệu chứng khác gồm tè dầm vào ban đêm hoặc đột ngột muốn đi tiểu mà kìm lại được.
Điều trị: Bác sĩ có thể xác định được loại tiểu tiện không tự chủ mà bạn mắc phải, nó có thể là loại kết hợp stress hoặc loại khác. Bạn cũng có thể tập các bài tập củng cố khung chậu như bài tập Kegel - bài tập luyện vùng cơ kéo dài từ xương mu đến xương cụt.
Bài tập có tác dụng tăng cường sức khỏe của các cơ vùng khung xương chậu cũng như giúp bạn giảm cân. Điều này có lợi cho chị em vì thừa cân làm tăng áp lực khiến bàng quang dễ bị tổn thương. Các phương pháp điều trị bằng phẫu thuật hoặc thuốc cũng có thể được lựa chọn.
3. Nhiễm nấm men
Nguyên nhân: Nhiễm nấm men, còn được gọi là nấm Candida âm đạo, xảy ra khi có sự phát triển quá mức của nấm men trong âm đạo, làm mất sự cân bằng bình thường giữa nấm men và vi khuẩn. Nhiễm nấm men có thể xảy ra một lần nhưng cũng có thể là tình trạng tái phát thường xuyên.
Có một số trường hợp cơ thể không thể chống lại nấm men và nó trở nên có tính chất triệu chứng. Nếu một phụ nữ bị các rối loạn khác như tiểu đường, nấm men cũng có thể phát triển vì lúc đó trong âm đạo có lượng đường cao hơn. Hoặc nếu bạn đang uống kháng sinh, sự cân bằng giữa các vi khuẩn tự nhiên và nấm men cũng mất đi, tạo điều kiện cho nấm men phát triển.
Triệu chứng: Các triệu chứng kết hợp gồm: ngứa, mẩn đỏ ở âm đạo, rát khi tiểu tiện và dịch tiết âm đạo màu trắng.
Điều trị: Có nhiều loại thuốc đường uống không kê đơn và thuốc chống nấm bôi tại chỗ. Các thuốc bôi tại chỗ sẽ không được hấp thu toàn cơ thể nên các thuốc đường uống sẽ được sử dụng như liệu pháp thứ hai.
4. Đau âm đạo
Nguyên nhân: Theo Hội Sức khỏe phụ nữ Canada, đau âm đạo là hiện tương đau từ vừa tới nặng và khó chịu ở khu vực âm hộ. Trong khi vẫn chưa rõ nguyên nhân chính xác, Hội này lưu ý một số yếu tố có thể liên quan tới bệnh gồm di truyền, nhiễm nấm men mạn tính và co thắt cơ sàn chậu.
Triệu chứng: Sự kết hợp các triệu chứng khó chịu như đau mạn tính (đau âm ỉ và đau buốt), ngứa âm đạo, cảm giác nóng buốt, tình trạng nói chung là nghiêm trọng và gây khó khăn trong sinh hoạt như khi quan hệ tình dục (đau âm đạo thường gây ra đau khi giao hợp) và thậm chí là ngồi. Nhìn chung, các triệu chứng sẽ kéo dài trong một thời gian – khoảng hơn sáu tháng.
Điều trị: Đau âm đạo là một bệnh phức tạp với nhiều phương pháp điều trị phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh. Việc điều trị có thể bao gồm thuốc bôi tại chỗ hoặc thuốc uống hoặc vật lý trị liệu để tăng cường cơ sàn chậu.
Chúc bạn luôn tươi trẻ và xinh đẹp. Bạn có thể truy cập website https://muathuoctot.com để tìm hiểu những thông tin và sản phẩm bổ ích cho sức khỏe nhé!