ảnh minh họa
Rau mồng tơi chứa rất ít chất béo và calo (100g lá mồng tơi cung cấp chỉ 19 calo) nên là loại thực phẩm phù hợp với những ai muốn giảm cân. Bên cạnh đó, chất nhầy dồi dào trong rau mồng tơi còn có tác dụng vô hiệu hóa cholesterol trong cơ thể, làm cho chất béo không ngấm được qua màng ruột nên cholesterol sẽ bị thải ra ngoài qua phân, từ đó giúp cho hệ tim mạch luôn khỏe mạnh.
Ảnh: flickr.com
• Rau mồng tơi là nguồn cung cấp dồi dào sắc tố carotenoid và chất chống ôxy hóa quan trọng như beta carotene, lutein và zeaxanthin. Các dưỡng chất này liên kết với nhau giúp chống lại các gốc tự do gây hại, từ đó giảm thiểu tác động lão hóa và nhiều bệnh tật khác.
• Ăn rau mồng tơi thường xuyên còn có tác dụng nhuận trường và trị táo bón rất tốt vì nó chứa nhiều chất xơ, chất nhầy và khoáng hất có lợi cho sức khỏe.
Ảnh: flickr.com
• Toàn bộ phấn lá và thân cây mồng tơi đều chứa dồi dào vitamin A (100 g lá tươi cung cấp 8000 IU hoặc 267 % nhu cầu vitamin A hàng ngày) giúp làn da khỏe đẹp và sáng mắt. Việc tiêu thụ các loại rau củ giàu vitamin A và flavonoid còn giúp bảo vệ cơ thể chống lại bệnh phổi và khoang miệng.
Ảnh: flickr.com
• Hơn nữa, rau mồng tơi cũng chứa hàm lượng vitamin C rất cao (100g rau mồng tơi cung cấp 102 mg hoặc 102 % nhu cầu vitamin C mỗi ngày). Vitamin C là một chất chống ôxy hóa mạnh mẽ, giúp cơ thể tăng cường sức đề kháng chống lại gốc tự do và các tác nhân gây bệnh.
• Nếu bạn thường cảm thấy chóng mặt vì thiếu máu thì nên thưởng thức món rau mồng tơi thường xuyên. Bởi lẽ, rau mồng tơi chứa dồi dào chất sắt (100 g lá tươi chứa khoảng 1,20 mg hoặc cung cấp 15% lượng chất sắt cần cho cơ thể mỗi ngày). Sắt là một nguyên tố vi lượng quan trọng giúp cơ thể sản xuất ra các tế bào hồng cầu để nuôi dưỡng các cơ quan trong cơ thể.
Ảnh: flickr.com
• Không chỉ có thế, rau mồng tơi còn chứa một lượng lớn các loại vitamin nhóm B như folate, vitamin B6 (pyridoxine) và riboflavin (100g lá tươi cung cấp 140 mg hoặc 35% nhu cầu folate mỗi ngày). Vitamin B là một trong những hợp chất cần thiết cho cho sự sản sinh và tăng trưởng của DNA và cơ bắp. Nếu thiếu folate trong suốt giai đoạn đầu của quá trình mang thai sẽ gây ra các khuyết tật ống thần kinh ở trẻ sơ sinh. Do đó, các bà bầu nên ăn nhiều rau xanh cũng như rau mồng tơi để ngừa khuyết tật ống thần kinh cho thai nhi.
Ảnh: flickr.com
• Thêm vào đó, rau mồng tơi cũng rất giàu khoáng chất Kali (11% RDA/100 g), mangan (32% RDA/100 g), canxi, magiê và đồng... giúp kiểm soát nhịp tim, huyết áp và chống ôxy hóa rất tốt.
• Hơn nữa, lá mồng tơi còn có tác dụng dưỡng da rất tốt. Ăn rau mồng tơi giúp lưu thông khí huyết, nhuận tràng, từ đó giúp da dẻ mịn màng và tươi trẻ hơn. Nếu muốn dưỡng da, xóa nếp nhăn ở mặt hay chống thô ráp da, bạn có thể lấy vài lá mồng tơi non giã lấy nước cốt, cho vài hạt muối, thoa đều lên mặt vài lần trước khi đi ngủ sẽ khá hiệu quả.
Ảnh: flickr.com
• Ngoài những công dụng nói trên, rau mồng tơi còn có khả năng điều trị một số bệnh thông thường như đầy bụng, kiết lỵ, nhức đầu do đi nắng, chảy máu cam, yếu sinh lý, di mộng tinh, tiểu dắt và thiếu sữa ở sản phụ… Với những lợi ích tuyệt vời trên, bạn hãy nhớ ăn nhiều mồng tơi mỗi ngày để thu lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Chúc bạn luôn tươi trẻ và xinh đẹp. Bạn có thể truy cập website https://muathuoctot.com để tìm hiểu những thông tin và sản phẩm bổ ích cho sức khỏe nhé!