Hình 1.
Sau đây xin giới thiệu 10 động tác tập luyện hỗ trợ phòng và trị bệnh.
Gập gối nâng lưng hông lên cao (hình 1):
Bệnh nhân nằm ngửa thoải mái trên sàn cứng, đầu, hông, chân tạo thành một đường thẳng, hai tay buông thẳng áp sát thân. Co gối đưa gót chân sát mông, nhẹ nhàng nâng lưng mông lên cao, càng cao càng tốt, giữ 15 - 20 giây rồi từ từ hạ xuống, làm 10 - 15 lần. Động tác có tác dụng giãn cơ vùng thắt lưng hông, đùi giúp giảm đau, giảm co rút vùng hông lưng.
Hai tay ôm gối chạm cằm (hình 2):
Bệnh nhân nằm ngửa, hai tay ôm gối, co người kéo gối về phía bụng đồng thời đưa cằm chạm vào đầu gối và giữ 1 - 2 giây, từ từ trở về tư thế ban đầu, làm 10 - 15 lần. Làm giãn toàn bộ cơ lưng, cơ hông và cơ cạnh sống và các dây chằng, tăng cường lưu thông máu dinh dưỡng nuôi tổ chức liên quan tạo lại sự linh hoạt, mềm dẻo cho cột sống và các khớp.
Hình 2.
Gối gập nghiêng chậu hông qua trái - phải:
Vẫn tư thế trên, đầu, thân cố định trên mặt sàn, từ từ nghiêng chậu hông cho đầu gối sát mặt sàn, giữ 20 - 30 giây, trở về vị trí ban đầu, làm qua trái qua phải, mỗi bên 10 - 15 lần. Tác động đến toàn bộ hệ thống cơ lưng, cơ cạnh sống, dây chằng và vặn nhẹ cột sống làm cột sống mềm mại, linh hoạt hơn.
Gối khuỷu đối diện chạm nhau (hình 3):
Bệnh nhân nằm ngửa, hai tay đan vào nhau để sau gáy, chân duỗi thẳng, lần lượt co đầu gối nọ chạm vào khuỷu tay bên kia, chân, tay còn lại vẫn ép xuống sàn, mỗi bên 20 lần. Bài tập tác động chủ yếu vào khớp vai và khớp háng, giúp hai khớp này hoạt động tốt hơn, tăng tiết dịch ổ khớp, có vai trò quan trọng phòng viêm dính ổ khớp.
Hình 3
Hai chân duỗi thẳng, hai tay ra trước qua trái - phải:
Bệnh nhân ngồi thả lỏng người, thân và đùi tạo thành góc 90o, mũi bàn chân duỗi thẳng, cố định phần hông chân, cúi người về phía trước, mũi bàn tay hướng về mũi chân. Khi không tiến được nữa giữ 15 - 20 giây, từ từ trở về tư thế ban đầu. Vẫn tư thế trên lần lượt đưa tay qua trái qua phải, mỗi động tác 5 - 10 lần. Động tác làm giãn toàn bộ hệ thống cơ lưng, cơ vai, cơ hông đùi và bắp chân, có vai trò rất quan trọng trong phòng trị biến chứng của viêm cột sống dính khớp dẫn tới co rút cơ chân, cơ tay, cơ toàn thân cũng như cốt hóa các sụn ổ khớp.
Ngồi trên gót chân bò ra phía trước:
Bệnh nhân thả lỏng người ngồi trên gót chân, mũi bàn chân duỗi thẳng, từ từ đưa tay và thân về phía trước, bò sát mặt sàn tới mức độ chịu được, giữ 20 - 30 giây rồi trở về tư thế ban đầu, làm 10 - 15 lần. Bài tập có tác dụng kéo giãn cơ lưng, vai, cánh tay, giảm co cứng cơ vùng lưng vai, cánh tay.
Gập duỗi cột sống:
Bệnh nhân đứng thẳng người, hai chân đứng bằng vai, tay giơ cao, giữ gối thẳng, từ từ gập người xuống sao cho ngón tay trỏ chạm đầu ngón chân cái, giữ 10 - 20 giây, làm 10 - 15 lần. Động tác làm giãn cơ, tăng cường lưu thông máu, giúp cột sống mềm dẻo, giảm tình trạng co cứng viêm dính, cốt hóa sụn khớp và khe liên kết cột sống.
Nghiêng cột sống: Bệnh nhân đứng hai chân bằng vai, hai tay ngang bằng vai, đưa tay trái lên cao, tay phải chống hông, nhẹ nhàng nghiêng cột sống sang phải đạt mức tối đa, giữ tư thế 10 - 15 giây rồi đổi bên kia với động tác tương tự, mỗi bên làm 10 - 15 lần. Động tác tạo sự linh hoạt, mềm mại, phòng cốt hóa các khe liên kết đốt sống.
Xoay cột sống (hình 4):
Bệnh nhân đứng hai chân bằng vai, tay giơ phía trước ngang bằng vai, từ từ xoay cột sống 180o sang trái, giữ tư thế 5 - 10 giây, rồi đổi bên sang phải. Mỗi bên làm 10 - 15 lần. Bài tập giúp lập lại hoạt động sinh lý của cột sống cũng như hạn chế và phòng co cứng cơ cạnh sống và cốt hóa khe liên kết đốt sống.
Hình 4.
Ép ngực vào tường:
Bệnh nhân đứng thẳng, thả lỏng người, mặt hơi ngửa úp vào tường, từ từ ép sát lồng ngực vào tường, giữ 1 - 2 phút. Động tác có vai trò kích thích giãn nhóm cơ cạnh sống và hệ thống dây chằng, tăng cường hoạt động của đốt sống và đĩa đệm giúp cột sống mềm dẻo linh hoạt, giảm sự gù vẹo cột sống.
Chúc bạn luôn tươi trẻ và xinh đẹp. Bạn có thể truy cập website https://muathuoctot.com để tìm hiểu những thông tin và sản phẩm bổ ích cho sức khỏe nhé!