Ảnh minh họa
1. Đun rau trong lò vi sóng hoặc nấu chín nhừ
Chế biến món rau theo cách hấp giúp giữ lại các chất dinh dưỡng chống trong bông cải xanh, do đó, cách này sẽ tốt hơn so với các phương pháp nấu ăn khác. Theo báo cáo một nghiên cứu mới của Đại học Illinois tại Urbana-Champaign thì trong hầu hết các loại rau có chứa sulforaphane - một hợp chất thực vật với đặc tính chống mạnh mẽ. Hợp chất này có nhiều trong các loại rau họ cải như bông cải xanh, súp lơ, cải xoăn và rau arugula.
Tuy nhiên, chất này lại có thể dễ bị tiêu diệt trong hầu hết các biện pháp nấu ăn. Hấp là biện pháp làm mất lượng sulforaphane thấp nhất, do đó, nó giúp rau giữ lại được khả năng chống hiệu quả cao, tác giả của cuộc nghiên cứu, Tiến sĩ Elizabeth Jeffery giải thích. Theo Tiến sĩ Jeffery thì bạn nên hấp bông cải xanh trong 3-4 phút để giữ lại khả năng chống lớn nhất của thực phẩm này.
Ảnh minh họa
2. Cắt dâu tây trước khi ăn
Dâu tây là loại trái cây chứa nhiều vitamin C. Theo một nghiên cứu năm 2011 của Brazil thì nếu ăn dâu tây cả quả sẽ tăng lượng vitamin C hấp thu vào cơ thể từ 8-12% so với việc cắt chúng ra trước khi ăn. Đó là bởi vì vitamin C bắt đầu bị phá vỡ khi nó tiếp xúc với ánh sáng và oxy. Để lưu giữ tối đa lượng vitamin C trong dâu tây, bạn nên giữ chúng trong tủ lạnh vì theo nhiều nghiên cứu, ở nhiệt độ mát mẻ, lượng vitamin C trong dâu tây sẽ không bị mất đi.
Ảnh minh họa
3. Không đóng nút chai rượu vang sau khi mở
Nếu bạn không đóng nút chai rượu vang sau khi mở trong khoảng thời gian dài - lên tới 12 giờ thì các axit hữu cơ và polyphenol trong phần rượu còn lại sẽ bắt đầu phân hủy. Đây là kết quả từmột nghiên cứu của Trung Quốc năm 2012. Điều này làm cho rượu không những bị mất vị ngon mà còn giảm tác dụng của nó. Bình thường, thành phần polyphenol trong rượu vang được coi là một chất chống oxy hóa, nó có tác dụng làm giảm trầm cảm, tăng testosterone và giữ cho bạn có một trái tim khỏe mạnh với điều kiện uống một lượng vừa phải mỗi ngày. Nếu bạn để rượu tiếp xúc với không khí lâu, các tác dụng này của rượu vang sẽ bị giảm thiểu đáng kể.
Ảnh minh họa
4. Ăn cà chua sống
Cà chua có liên quan đến khả năng giảm nguy cơ đột quỵ của nam giới, đồng thời giúp chống lại tình trạng tuyến tiền liệt và bảo tồn năng lượng não bộ theo tuổi tác. Cà chua được nấu chín sẽ làm tăng đáng kể mức độ lycopene - một chất hóa học có tác dụng như chất chống oxy hóa. Trong thực tế, một nghiên cứu gần đây trên Tạp chí Dinh dưỡng của Anh phát hiện ra rằng ăn cà chua sống sẽ không cung cấp được nhiều lycopene như khi đã nấu chín chúng. Cà chua nấu với dầu ôliu giúp tăng giá trị dinh dưỡng cao nhất vì lycopene là chất béo hòa tan, có nghĩa là bạn cần chất béo trong chế độ ăn uống của bạn cho cơ thể hấp thụ nó đúng cách mà dầu ôliu lại là một trong những loại dầu có lợi cho sức khỏe.
5. Không ăn rau, củ, quả đông lạnh
"Hầu hết mọi người nghĩ rằng chỉ có thực phẩm tươi mới là lành mạnh, nhưng đây là một quan niệm sai lầm rất lớn", Mary Cluskey, một giáo sư về dinh dưỡng tại Đại học bang Oregon (Mỹ) cho biết. Trong thực tế, các nhà khoa học Anh phát hiện ra rằng, trái cây và rau đông lạnh chứa lượng chất chống oxy hóa - bao gồm polyphenol, vitamin C và beta-carotene - cao hơn so với nhiều loại rau, củ, quả tươi.
Các thực phẩm này sau khi thu hoạch nếu để càng lâu bên ngoài môi trường bình thường sẽ khiến cho các chất dinh dưỡng bị phá vỡ đáng kể, Cluskey nói. Do đó, nếu không thể chọn được các thực phẩm vừa mới thu hoạch, bạn không phải quá e ngại khi chọn thực phẩm rau củ quả đông lạnh mà vẫn đảm bảo giữ được lượng chất dinh dưỡng trong nó.
Chúc bạn luôn tươi trẻ và xinh đẹp. Bạn có thể truy cập website https://muathuoctot.com để tìm hiểu những thông tin và sản phẩm bổ ích cho sức khỏe nhé!