ảnh minh họa
1. Mướp đắng
Nghiên cứu cho thấy, mướp đắng là” sát thủ của chất béo” giúp giảm béo hiệu quả. Chất giúp tiêu mỡ đặc biệt trong mướp đắng có tác dụng giảm tới 40-60% lượng đường trong cơ thể. Do đó, mướp đắng là một trong những loại quả được dùng trong Đông y khá phổ biến, vừa có tác dụng chữa bệnh đau đầu, vừa giúp giảm cân hiệu quả.
Lưu ý, không nên xao mướp đắng ở nhiệt độ quá cao, bởi nhiệt độ cao sẽ làm hàm lượng chất có tác dụng giảm béo bị phân hủy. Do đó, tốt nhất nên thái nhỏ mướp đắng để làm các món nộm, salat. Như vậy sẽ đảm bảo hiệu quả giảm béo, giúp bạn sở hữu một thân hình thon gọn, khỏe mạnh.
Quả sung chín vị ngọt có tác dụng nhuận tràng nhẹ. Lá sung non ăn như rau sống có vị chát, gây lợi sữa. Lá và dây của sung thằn lằn là vị thuốc trị di tinh, cường dương. Nên thu lấy thân dây già chặt khúc nấu nước uống thường xuyên sẽ giúp ăn ngon, ổn định thần kinh, giúp ngủ tốt.
5. Ổi
Qủa ổi chứa nhiều vitamin C (486 mg/100 g) và chất chát pectin. Lá ổi chứa 0,31% tinh dầu, B-sitsterol, axit maslinic, axit guijavalic, 7- 10% tanin pyrogalic và khoảng 3% nhựa chất pectin. Quả ổi còn xanh ăn có vị chát sít, làm săn niêm mạc dạ dày và ruột, giảm tiết dịch vị và dịch ruột, giảm nhu động ruột. Trái lại ăn quả ổi chín có tác dụng nhuận tràng nhẹ. Các món ăn có ổi non ăn dễ tiêu, chắc ruột, giúp cân bằng dinh dưỡng, giảm hấp thu mỡ, đường, chống béo phì.
6. Trâm mốc
Có vị ngọt chát, giàu vitamin C, giúp tiêu hóa tốt, hạ thấp đường huyết, trị tiêu chảy, giảm kích thích thần kinh dạ dày và thần kinh trung ương, hạn chế tiết dịch vị, chữa ợ chua, viêm dạ dày. Lá trâm mốc chứa nhiều tanin dễ tiêu và được dùng nấu nước uống như trà có lợi cho bệnh nhân tiểu đường.
7. Qủa bần
Chất chát của quả bần làm chắc thành mạch và lành các vết loét dạ dày, giảm hấp thu đường, mỡ, có tác dụng hạ huyết áp. Có thể uống nước của quả bần đĩa lên men để chữa bệnh sốt rét và sốt xuất huyết.
8. Cà na
Là loại cây rừng có khoảng 600 loài. Nhiều loài cũng được trồng để khai thác: cà na nhọn (Canarium Subulatum) rất chát, cây bụi mọc ven sông rạch đồng bằng sông Cửu Long, rừng Sát Cần Giờ. Cà na bầu có nhiều ven sông rạch tỉnh Tiền Giang, trám đen (Canarium nigrum) và trám trắng (Canarium album) mọc ven sông suối tỉnh Đác Lắc. Trong quả trám có 12% protit, 1% chất béo, 12% hydrat cacbon, 0,2% canxi, nhiều phốt phát, sắt và vitamin C (21mg/ 100g).
Trái cà na nhọn và cà na bầu ăn có vị chua, chát sít do chứa nhiều tecpinen và chất tecpineol. Quả của các loài cà na ăn tốt có tính ôn hòa, không độc, tốt cho yết hầu, sinh tân dịch, chống viêm hầu họng. Ngoài ra còn có tính giải độc rượu và độc cá nóc, có thể ăn sống hoặc qua chế biến như luộc, sên đường, ướp muối, giúp ổn định thần kinh, chống stress. Nếu ăn thường xuyên sẽ giảm bệnh béo phì. Những người gầy yếu, huyết áp thấp, suy dinh dưỡng không nên dùng do hạn chế hấp thu chất đường và bột.
Chúc bạn luôn tươi trẻ và xinh đẹp. Bạn có thể truy cập website https://muathuoctot.com để tìm hiểu những thông tin và sản phẩm bổ ích cho sức khỏe nhé!