1. Các biến chứng tim mạch
Tiểu đường hay làm hư hoại các mạch máu, đưa đến bệnh ở nhiều cơ quan khác nhau. Nếu bệnh làm hư hoại các mạch máu khiến máu không đến được các bộ phận trên cơ thể sẽ gây đau nhức bắp thịt, nếu máu không đến được cơ quan sinh dục sẽ gây bất lực ở đàn ông.
Hậu quả hẹp tắc các động mạch tim và tai biến mạch máu não cũng hay xảy ra. Bệnh hẹp tắc các động mạch dẫn máu đến nuôi tim có thể đưa đến chết cơ tim cấp tính. Tiểu đường còn có thể làm sưng cơ tim, gây suy tim.
2. Tổn thương thần kinh
Bệnh nhân có thể bị tổn thương thần kinh ngoại vi: làm thay đổi cảm giác, giảm cảm giác, tê bì hoặc kim châm, yếu cơ. Các dấu hiệu này thường hay xảy ra ở bàn chân nên bàn chân dễ bị tổn thương gây loét có thể làm nhiễm trùng, hoại tử và phải cắt cụt chi để bảo toàn tính mạng.
3. Biến chứng ở mắt
Bệnh tiểu đường có thể gây biến chứng hư hoại võng mạc mắt. Biến chứng tùy thuộc vào tuổi của người bệnh lúc mới bị tiểu đường, cũng như thời gian mang bệnh. Càng sớm bị, thời gian mang bệnh càng lâu, càng nguy.
Ngoài sự hư hoại võng mạc, tiểu đường còn gây bệnh tăng áp suất trong mắt (glaucoma), đục thủy tinh thể (cataract). Khi mắc bệnh tiểu đường thì mắt sẽ kém đi, nhìn một thành hai, mắt lúc tỏ lúc lu, thấy những điểm lờ mờ trôi lờ lững trước mắt (floating spots), hoặc đau trong ổ mắt
4. Nhiễm trùng
Bệnh nhân tiểu đường cũng rất dễ bị nhiễm trùng và có thể bị nhiễm trùng ở bất cứ bộ phận nào điển hình như: răng miệng, lợi, nhiễm trùng da gây mụn nhọt, nấm, nhiễm trùng đường tiểu bàng quang, thận…
Biến chứng của tiểu đường thực sự rất nguy hiểm nhưng chúng ta hoàn toàn có thể ngăn chặn các biến chứng trên nếu kiểm soát tốt hàm lượng đường trong máu.
5. Biến chứng suy thận
Ở Mỹ, khoảng nửa số người suy thận là do tiểu đường. Suy thận là nguyên nhân dẫn đầu gây tử vong và tàn tật cho những người bị tiểu đường.
Suy thận thường xảy ra 12 năm sau khi tiểu đường bắt đầu xuất hiện. Bệnh thận càng tiến triển mau lẹ nếu có cao áp huyết đi cùng. Suy thận ở giai đoạn cuối cần lọc thận hay thay thận. Chữa trị tiểu đường cẩn thận có thể làm chậm tiến triển của suy thận. Nhiễm trùng đường tiểu làm thận người tiểu đường suy nhanh hơn, nên nếu xảy ra, cần được chữa trị kịp thời và dứt khoát.
Chúc bạn luôn khỏe và hạnh phúc. Bạn hãy thường xuyên truy cập website https://muathuoctot.com để có thêm nhiều thông tin bổ ích về sức khỏe nhé!