icon
Tin tức

Có 7 bệnh sau phải cẩn thận khi ăn cua biển

Chủ nhật, ngày 11/05/2014 23:57:51
Cua biển là thực phẩm rất ngon và bổ dưỡng, tuy nhiên không phải ai cũng ăn được cua biển. Dưới đây là những người cần phải rất cẩn thận khi ăn cua biển.
Cua biển là thực phẩm rất ngon và bổ dưỡng, tuy nhiên không phải ai cũng ăn được cua biển. Dưới đây là những người cần phải rất cẩn thận khi ăn cua biển.

 

Có 7 bệnh sau phải cẩn thận khi ăn cua biển
ảnh minh họa

 

- Người tỳ vị hư hàn: Cua tính hàn, dễ gây đau bụng, tiêu chảy. Bởi vậy, với người tỳ vị hư hàn không nên ăn nhiều cua.

- Người mắc các bệnh về tiêu hóa: Các bệnh như sỏi mật, viêm túi mật, viêm dạ dầy mạn tính, viêm loét hành tá tràng, viêm gan rất kỵ móncua.

- Phụ nữ có thai: Nhiều sách y học cổ truyền đã viết bài thuốc ra thai bằng cẳng và càng cua.

- Người bị bệnh ngoài da: Cua biển gây bệnh ngứa ngoài da rất nặng nên những người bị dị ứng, lở loét, mề đay… không nên ăn cua.

- Người thương hàn cảm mạo, ho ra đờm: Cua tính tanh, gây ho và cảm nặng hơn.

- Đi ngoài lỏng do khí dương của tì không đủ: Vì cua tính hàn vị mặn, ăn nhiều sẽ tích lạnh trong cơ thể, tổn thương đến khí dương của tì vị, ảnh hưởng xấu đến hấp thu và tiêu hóa của dạ dày và ruột, làm đi ngoài lỏng nặng hơn.

- Người bị bệnh mỡ máu và huyết áp cao: Gạch cua và thịt cua rất giàu cholesterol nên những người bị bệnh này không nên ăn nhiều cua.

Có 7 bệnh sau phải cẩn thận khi ăn cua biển

Cua biển rất bổ dưỡng nhưng không phải ai cũng ăn được cua biển. Ảnh minh họa.

Những điều nên tránh khi ăn cua biển

- Không ăn cua chết: Trong cơ thể cua có chứa nhiều thành phần hóa học mang tên histidine. Cua sau khi bị chết, các loại vi khuẩn liền phát triển rất mạnh trong cơ thể cua, khiến histidine nhanh chóng chuyển hóa thành histamine gây độc đối với cơ thể người. Đặc biệt là cua chết càng lâu thì lượng histamine sinh ra càng nhiều, khi ta ăn vào càng dễ bị ngộ độc.

- Không ăn cua đã nấu chín để lâu: Thịt cua để lâu rất dễ bị ôi thiu, ô nhiễm do vi khuẩn xâm nhập, vì vậy nên chế biến cua đến đâu thì ăn hết đến đó. Nếu ăn không hết, phần dư nên bảo quản trong tủ lạnh, hoặc để nơi thoáng, sạch sẽ đun lại thật kỹ trước khi ăn.

- Không ăn cua sống: Trong thịt cua sống có chứa nang trùng lungfluke (trùng hút máu phổi, còn gọi là đỉa phổi), nếu không qua khử trùng tiêu độc ở nhiệt độ cao mà ăn sống ăn tái kiểu “gỏi cua” sẽ rất dễ mắc bệnh đỉa phổi. Nếu lungfluke xâm nhập các khí quan như mắt, thận, gan, tim, tủy sống..., còn dẫn tới các hậu quả nghiêm trọng hơn. Phải qua đun sôi cua tối thiểu 20-30 phút rồi mới ăn.

- Không ăn cua kèm quả hồng: Chất tannin chứa trong quả hồng sẽ kết hợp với protein trong thịt cua sẽ gây nên các triệu chứng như lợm giọng, nôn ói, đau bụng, tiêu chảy...

Ngoài ra, theo Đông y cua biển kỵ với kinh giới nên không được ăn cua với kinh giới.



Chúc bạn luôn tươi trẻ và xinh đẹp. Bạn có thể truy cập website https://muathuoctot.com để tìm hiểu những thông tin và sản phẩm bổ ích cho sức khỏe nhé!
 

Có 7 bệnh sau phải cẩn thận khi ăn cua biển Có 7 bệnh sau phải cẩn thận khi ăn cua biển
3 out of 5 based on 223 user ratings.