icon
Tin tức

8 cách phòng bệnh cho trẻ khi thời tiết giao mùa

Thứ 5, ngày 02/10/2014 14:36:36
8 cách phòng bệnh cho trẻ khi thời tiết giao mùa là uống nước, bổ sung vitaim C, A, Kẽm, ăn nhiều tỏi, đánh răng thường xuyên, rửa tay, ngủ đủ giấc.

Khi thời tiết chuyển mùa, đây là khoảng thời gian khó chịu nhất trong năm, bởi độ ẩm không khí cao và rất dễ gây ra một số bệnh, đặc biệt là ở trẻ em, do khả năng miễn dịch và kháng thể yếu.

Một số bệnh thường gặp ở trẻ khi thời tiết chuyển mùa như: Đau họng, cảm cúm, viêm tắc thanh quản và khí quản, viêm tai... Trong trường hợp này các mẹ nên làm gì để hạn chế bệnh cho trẻ, giúp thể trạng bé luôn ở trạng thái tốt nhất. Bài viết dưới đây sẽ giúp các mẹ trả lời câu hỏi đó, các mẹ nên giữ cho mình những bí quyết riêng để bảo vệ gia đình mình luôn khỏe mạnh, đầy sức sống nhé!

Khi thời tiết chuyển mùa, bé sẽ dễ mác bệnh

Khi thời tiết chuyển mùa, bé sẽ dễ mác bệnh

Tạo thói quen vệ sinh cá nhân tốt

Rửa tay trước khi ăn, sau khi chơi đùa xong là một thói quen tốt, lành mạnh, giúp hạn chế tối đa bệnh tay chân miệng ở trẻ. Tuy nhiên, trẻ em ở Việt Nam lại ít xây dựng được thói quen này.

Do đó, các mẹ nên khuyến khích và tập cho trẻ, vì  Virus cảm lạnh và cảm cúm dễ lây lan nhất khi tiếp xúc trực tiếp với những vật trong nhà như điện thoại, điều khiển ti vi, điều khiển điều hòa hoặc khi hắt xì, đặc biệt là trong khoảng thời tiết giao mùa, các virut này lại phát triển nhanh và mạnh hơn.

Rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng đúng cách trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh và chơi đùa cũng sẽ giúp trẻ loại bỏ hiệu quả những tác nhân gây bệnh nguy hiểm từ chính đôi bàn tay của mình.

Rửa tay thường xuyên giúp bé hạn chế được Virus cảm lạnh và cảm cúm

Rửa tay thường xuyên giúp bé hạn chế được Virus cảm lạnh và cảm cúm

Uống nước thường xuyên

Nước có vai trò rất quan trọng đối với chúng ta, vì chiếm khoảng 60-70% trọng lượng của cơ thể, nước phân phối ở khắp nơi như máu, cơ bắp, não bộ, phổi, xương khớp... Con người có thể chịu đựng đói ăn trong vài tháng, nhưng thiếu nước trong dăm ba ngày là đã có nhiều nguy cơ tử vong

Trong thời điểm giao mùa, nếu muốn cơ thể bé yêu nhà bạn luôn có sức đề kháng tốt, thì không thể thiếu nước.

Lượng nước cơ thể cần bổ sung mỗi ngày trung bình cần khoảng 8 ly, nhưng con số này có thể dao động phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe, thói quen luyện tập mà bạn đặt ra cho bé.

Uống đầy đủ nước giúp tăng ệ miễn dịch cho bé

Uống đầy đủ nước giúp tăng ệ miễn dịch cho bé

Bổ sung vitamin C

Vitamin C có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch. Vì thế, vitamin C còn có thể đẩy các chất có hại ra ngoài tế bào bạch huyết,  phục hồi khả năng các tế bào bị thương tổn.

Khi thời tiết giao mùa, bệnh mà bé thường gặp là cảm cúm. Do đó, cần phải bổ sung vitamin C để phòng ngừa cảm cúm cho bé.

Trường hợp, bé bị cảm hoặc bị sốt, thì nồng độ vitamin C trong tế bào bạch huyết sẽ giảm thấp, lúc này bạn nên bổ sung lại lượng vitamin C bị mất ở bé.

Có thể thông qua viên uống bổ sung vitamin C, tuy nhiên, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ nếu muốn sử dụng cách này.

Tốt nhất, bạn nên bổ sung vitamin C cho bé thông qua thực phẩm tự nhiên chứa nhiều vitamin C như cam, quýt, lê, dâu tây, rau cần, ớt xanh...có thể lấy nước ép hoặc chế biến thành món ăn.

Cam chứa nhiều vitamin C

Cam chứa nhiều vitamin C

Ăn nhiều thực phẩm chứa kẽm

Kẽm thường được gọi là “khắc tinh của vi-rút”, vì là một dưỡng chất  thiết yếu được tìm thấy trong hầu hết các tế bào của cơ thể. Cơ thể chứa khoảng 2 đến 3 g kẽm tìm thấy trong xương, răng, tóc, da, gan, cơ bắp, bạch cầu, tinh hoàn. 1/3 kẽm trong huyết tương gắn lỏng lẻo với albumin, trong khi 2/3 gắn chặt với globulin

Kẽm có tác dụng kích thích hoạt động của khoảng 100 enzyme, đồng thời kẽm có thể trực tiếp khống chế sự sinh sôi nảy nở của vi-rút cảm, tăng cường khả năng đề kháng cho cơ thể.

Thực phẩm chứa kẽm bao gồm: Hàu, thịt nạc, gan lợn, các loại cá, lòng đỏ trứng..

Kẽm chứa nhiều trong hàu

Kẽm chứa nhiều trong hàu

Bổ sung Vitamin A thông qua thực phẩm hàng ngày

Vitamin A có thể ổn định màng tế bào da trên cơ thể, giúp tăng cường chức năng hệ thống miễn dịch.

Khi cơ thể thiếu vitamin A, khả năng chống lại vi-rút của các tế bào cũng giảm đi, chức năng bảo vệ niêm mạc đường hô hấp cũng theo đó yếu đi, một khi bị vi-rút, vi khuẩn tấn công thì rất dễ bị viêm nhiễm đường hô hấp.

Đây là lúc bạn nên chọn những thực phẩm chứa nhiều như: cà rốt, gan động vật, thịt đỏ, rau ngót, đu đủ, để bổ sung lượng vitamin A cho bé yêu nhà bạn, cung cấp đầy đủ dưỡng chất mà cơ thể bé cần, bạn sẽ không còn lo lắng bệnh tật đến “gõ cửa” thân thể của bé yêu.

Vitamin A giúp tăng cường chức năng hệ thống miễn dịch ở trẻ

Vitamin A giúp tăng cường chức năng hệ thống miễn dịch ở trẻ

Thêm tỏi vào bữa ăn gia đình

Tỏi từ lâu đã được con người biết đến không chỉ là đồ gia vị làm cho các món ăn thêm phần hấp dẫn và ngon miệng, mà nó còn là một vị thuốc chữa bệnh kỳ diệu của thiên nhiên

Tỏi  vừa có tác dụng phòng ngừa cảm cúm và chứa những hợp chất “đánh bại” các tế bào nguy hiểm như da, ruột, vú và dạ dày.

Nếu bé nhà bạn không ăn được loại gia vị này, bạn có thể xay nhuyễn và bỏ 1 ít vào cháo, trộn đều cho bé ăn, vị hăng của tỏi sẽ giảm bớt, không còn cảm giác khó chịu khi bé ăn nữa.

Bạn có thể xay nhuyễn và bỏ 1 ít vào cháo cho bé ăn

Bạn có thể xay nhuyễn và bỏ 1 ít vào cháo cho bé dễ ăn

Chăm sóc răng miệng

Từ bỏ ngay những thói quen ảnh hưởng xấu đến răng để vi khuẩn không có cơ hội ảnh hưởng sâu hơn đến sức khoẻ của bé yêu nhà bạn.

Nên tập cho trẻ đánh răng thường xuyên, đặc biệt là trước khi đi ngủ, để có một hệ răng miệng khỏe mạnh đồng thời hạn chế xuất hiện các bệnh liên quan đến răng miệng và hô hấp.

Đánh răng là một thói quen tốt giúp phòng ngừa hiệu quả bệnh răng miệng

Đánh răng là một thói quen tốt giúp phòng ngừa hiệu quả bệnh răng miệng

Ngủ đúng giờ, đủ giấc

Bạn nên xây dựng thời gian học, chơi, nghĩ ngơi một cách khoa học cho bé, điều này giúp đồng hồ sinh học ủa bé hoạt động một cách tự nhiên. Bạn nên cho bé đi ngủ sớm và ngủ đủ giấc, hai, ba tiếng trước khi đi ngủ, nên tránh ánh sáng mạnh bởi chúng có thể trì hoãn cơn buồn ngủ.

Nên cho bé đi ngủ sớm và ngủ đủ giấc

Nên cho bé đi ngủ sớm và ngủ đủ giấc

Các mẹ nên gọi con dậy trước giờ đi học ít nhất một tiếng đồng hồ và những ngày con được nghỉ, không nên cho con ngủ trưa quá nhiều vì khi dậy, trẻ dễ có dấu hiệu mệt mỏi.

8 cách phòng bệnh cho trẻ khi thời tiết giao mùa 8 cách phòng bệnh cho trẻ khi thời tiết giao mùa
4 out of 5 based on 180 user ratings.