icon
Tin tức

Bị giãn tĩnh mạch chân khi mang thai phải làm sao?

Thứ 6, ngày 17/06/2016 09:58:20
Khi mang thai, phụ nữ phải đối mặt với rất nhiều thay đổi trong cơ thể, đặc biệt là dễ mắc phải bệnh suy giãn tĩnh mạch chân, do trọng lượng tăng đáng kể.
Khi mang thai, phụ nữ phải đối mặt với rất nhiều thay đổi trong cơ thể, đặc biệt là dễ mắc phải bệnh suy giãn tĩnh mạch chân, do trọng lượng tăng đáng kể.

Bị giãn tĩnh mạch chân khi mang thai phải làm sao? là thắc mắc của rất nhiều bà bầu, bởi trong thai kỳ, phụ nữ không tiện dùng thuốc vì có thể gây ảnh hưởng đến thai nhi. Để giúp chị em bớt đi phần nào nỗi lo về bệnh giãn tĩnh mạch chân khi mang thai, bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn những thông tin thiết yếu nhất.

Bị giãn tĩnh mạch chân khi mang thai phải làm sao?

Nguyên nhân bị giãn tĩnh mạch chân khi mang thai

Theo nghiên cứu và khảo sát của giới chuyên gia, có đến 55% phụ nữ phải đối mặt với tình trạng suy giãn tĩnh mạch chân khi mang thai. Tình trạng bệnh sẽ càng tiến triển nặng hơn khi bước vào giai đoạn cuối thai kỳ. Bị giãn tĩnh mạch chân khiến các mẹ bầu vô cùng khó chịu, đau nhức, di chuyển khó khăn và làm trầm trọng hơn các triệu chứng trong thời kỳ thai nghén.

Triệu chứng ban đầu của bệnh giãn tĩnh mạch  khi mang thai chính là đau và nặng chân, phù chân, chuột rút, vọp bẻ thường xuyên vào ban đêm. Những triệu chứng này khá giống với các bệnh lý thông thường nên các bà bầu không để ý và chủ quan. Một khi đến giai đoạn nặng, các búi tĩnh mạch bắt đầu nổi lên rõ tạo thành các vết xanh tím nổi trên da vùng đùi, chân. Ngoài ra, bị suy giãn tĩnh mạch khi mang thai còn có thể kèm theo tình trạng đau, sưng ở vùng âm hộ; hoặc tĩnh mạch vùng hậu môn giãn căng phồng lên tạo thành búi trĩ, gây nên bệnh trĩ. Bên cạnh đó, một số trường hợp bệnh trở nặng khiến tĩnh mạch xơ cứng, đỏ, sưng tấy và đau, tạo thành huyết khối tụ trong lòng tĩnh mạch. Lúc này bạn nên tìm đến bác sĩ để chẩn đoán và chữa trị, vì nó rất nguy hiểm.

Có nhiều nguyên nhân gây nên bệnh giãn tĩnh mạch chân khi mang thai, trong đó điển hình nhất là do khối lượng máu tăng đáng kể trong thai kỳ. Điều này làm cho tốc độ máu từ vùng chậu và chân về tim bị suy giảm lại, gây trở ngại cho tuần hoàn máu thông qua tĩnh mạch. Khi thai nhi càng phát triển, nhu cầu về lưu lượng máu chảy qua tĩnh mạch vùng chậu tăng cao, tạo sức ép lớn. Đồng thời, thai nhi cũng chèn ép lên tĩnh mạch khu vực thấp của người mẹ, làm tăng nguy cơ mắc bệnh suy giãn tĩnh mạch khi mang thai.

Bị giãn tĩnh mạch chân khi mang thai phải làm sao?

Mặt khác, trong suốt thai kỳ, cơ thể phụ nữ có sự thay đổi lớn về nội tiết tố. Cụ thể là lượng hormone progresterone gia tăng làm giãn nở tĩnh mạch, cản trở quá trình đưa máu về tim. Hiểu được nguy cơ mắc bệnh suy giãn tĩnh mạch chân khi mang thai, các mẹ bầu cần chủ động tìm cách phòng tránh để bảo vệ sức khỏe của bản thân và em bé.

Bị giãn tĩnh mạch chân khi mang thai phải làm sao?

Khi nghi ngờ mình bị mắc bệnh suy giãn tĩnh mạch chi dưới, ngay lập tức hãy đến các cơ sỡ y tế để chẩn đoán. Việc phát hiện bệnh sớm sẽ giúp cho quá trình điều trị bệnh dễ dàng, ít để lại hậu quả hơn. Trong giai đoạn đầu bị bệnh, phụ nữ mang thai cần chú ý: mặc quần áo thoải mái, không ngồi quá lâu và thường xuyên đi lại, vận động nhẹ nhàng để máu lưu thông tốt hơn.

Tập thể dục trong thai kỳ là biện pháp hiệu quả để tăng cường sức khỏe, sự dẻo dai cho cơ bắp và phòng chống bệnh giãn tĩnh mạch chân. Bạn có thể dành 30 phút mỗi ngày để đi bộ hoặc bơi lội – đây là 2 môn thể thao thích hợp nhất cho mẹ bầu, có tác dụng phòng bệnh giãn tĩnh mạch rất tốt.

Đối với phụ nữ mang thai được chẩn đoán mắc bệnh suy giãn tĩnh mạch chân, bạn có thể mang vớ y khoa trong quá trình điều trị để giảm đau nhức, ngăn ngừa bệnh trở nặng, giúp tuần hoàn máu qua tĩnh mạch chân tốt hơn. Khi ngủ, hãy nằm nghiêng về phía bên trái, bạn sẽ cảm thấy dễ chịu hơn. Bên cạnh đó, cần bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng để cơ thể dẻo dai, tăng sức đề kháng, giúp thành tĩnh mạch vững chắc hơn. Bạn cũng đừng quên kiểm soát cân nặng thật tốt trong thai kỳ nhé!

Bị giãn tĩnh mạch chân khi mang thai phải làm sao?

Với thông tin chia sẻ trên đây, tin rằng bạn đã biết bị giãn tĩnh mạch chân khi mang thai phải làm sao để chủ động phòng tránh. Chúc bạn có một thai kỳ khỏe mạnh và sinh một em bé kháu khỉnh!

​Thông tin sản phẩm khác : Collagen Shiseido Enriched - Nước uống bổ sung Collagen 50 mg

Bị giãn tĩnh mạch chân khi mang thai phải làm sao? Bị giãn tĩnh mạch chân khi mang thai phải làm sao?
4 out of 5 based on 195 user ratings.